Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về Vụ Tổ chức Cán bộ như sau:
Điều 9. Vụ Tổ chức - Cán bộ
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
Vụ Tổ chức - Cán bộ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức - Cán bộ có các đơn vị chức năng sau đây:
a) Phòng Tổng hợp (Phòng I);
b) Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao (Phòng II);
c) Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (Phòng III);
d) Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Phòng IV);
đ) Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng V).
[...]
Theo đó, Vụ Tổ chức Cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức Cán bộ có các đơn vị chức năng sau đây:
- Phòng Tổng hợp (Phòng 1);
- Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao (Phòng 2);
- Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (Phòng 3);
- Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Phòng 4);
- Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng 5).
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC, thì Vụ Tổ chức Cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân; xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác tổ chức cán bộ hàng năm của các Tòa án nhân dân.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định về tổ chức, bộ máy và biên chế, cơ cấu, số lượng Thẩm phán và cán bộ, công chức, viên chức của các Tòa án nhân dân; thẩm định và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định về Quy chế làm việc của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; các dự án, đề án, quy định, quy chế về tổ chức cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các Tòa án nhân dân.
- Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong các Tòa án nhân dân; trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân tối cao; quản lý hồ sơ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân và phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức cán bộ.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân; phối hợp với cơ sở đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và tổ chức thực hiện Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với các chức danh cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện kế hoạch; phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính trong công tác phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cơ sở đào tạo theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài Tòa án nhân dân tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ cho các Tòa án nhân dân.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong các Tòa án nhân dân.
- Giúp Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về công tác hành chính, Văn phòng Ban cán sự đảng.
- Giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán theo Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
-Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất và các báo cáo khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc cơ quan có thẩm quyền về công tác tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về thành lập Văn phòng; các Cục, Vụ và đơn vị tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Văn phòng;
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra 1);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra 2);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra 3);
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
- Ban Thanh tra;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Công tác phía Nam;
- Báo Công lý;
- Tạp chí Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?