Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Điểm khác biệt chính: Ly hôn là việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân theo phán quyết của tòa án, trong khi ly thân chỉ là tình trạng vợ chồng tạm thời ngừng chung sống mà chưa có quyết định pháp lý.
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024 như sau:
Ly thân | Ly hôn | |
Khái niệm | Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau khi quan hệ tình cảm có rạn nứt nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn. | Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. |
Thủ tục | Không cần thủ tục, dựa trên thỏa thuận vợ chồng. | Phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều 51, 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo từng trường hợp. |
Quan hệ nhân thân | Vẫn là vợ chồng, được pháp luật bảo vệ quyền và nghĩa vụ. | Chấm dứt, không còn quyền và nghĩa vụ nhân thân. |
Quan hệ pháp lý | - Vẫn còn quan hệ vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn. - Có quyền và nghĩa vụ với nhau như các cặp vợ chồng khác. | Chấm dứt hoàn toàn khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực. |
Quan hệ tài sản | Do vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận khác của vợ và chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung. | Chia tài sản theo thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án. Tài sản sau ly hôn là tài sản riêng. |
Con chung | - Cả vợ chồng có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con. - Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc và giáo dụng con vì vẫn còn trong thời kỳ hôn nhân. | Vợ chồng thỏa thuận quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định. |
Hậu quả pháp lý | Không chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không được kết hôn hoặc sống chung với người khác. Vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. | Chấm dứt mọi quan hệ nhân thân, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ. Giải quyết vấn đề tài sản, nuôi con và các khía cạnh khác. |
* Trên đây là Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024? (Hình từ Internet)
Nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện có được không?
Căn cứ tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:
Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Theo đó, vợ chồng khi muốn ly hôn có thể nộp đơn ly hôn đến Toà án bằng đường dịch vụ bưu chính.
Ngoài hình thức nêu trên, các cặp vợ chồng còn có thể nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân bằng hai hình thức gồm:
- Đến trực tiếp Toà án nhân dân
- Gửi trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân nếu Toà án này đã có Cổng thông tin điện tử.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.