Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
- Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
- Người đứng đầu cấp ủy phải gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
- Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo Quy định 144 như thế nào?
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Nhằm kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 114-QĐ/TW năm 2023.
Theo đó, tại khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023, Bộ Chính trị quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm:
Một là, thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Hai là, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ba là, người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi bố trí. Đối với chức danh thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh thuộc diện Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Như vậy, 13 ngành bị cấm về việc bố trí người thân cùng làm lãnh đạo bao gồm:
1. Nội vụ
2. Thanh tra
3. Tài chính
4. Ngân hàng
5. Thuế
6. Hải quan
7. Công thương
8. Kế hoạch đầu tư
9. Tài nguyên môi trường
10. Quân đội
11. Công an
12. Tòa án
13. Viện kiểm sát
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cấp ủy phải gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Tại Điều 8 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo bao gồm:
Trong đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo phải gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc; giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác.
Đồng thời người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo (được quy định tại Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023) và các nội dung sau:
- Chỉ đạo chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ;
- Thực hiện nghiêm việc không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về công tác cán bộ.
- Gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc; giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác.
- Chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ nhân sự và cung cấp cho các thành viên có liên quan theo quy chế làm việc;
- Triệu tập đúng thành phần khi họp bàn về công tác cán bộ; bố trí đủ thời gian; đảm bảo dân chủ trong thảo luận, ghi phiếu biểu quyết, phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm đúng quy định.
- Bảo đảm yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, điều kiện, quy trình giới thiệu, đánh giá, hồ sơ nhân sự.
- Kết luận và báo cáo với cấp thẩm quyền đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nội dung thảo luận, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
- Chịu trách nhiệm về kết luận của mình khi chủ trì hội nghị về công tác cán bộ.
- Người đứng đầu khi có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ.
- Đối với người đứng đầu là cán bộ diện Trung ương quản lý phải báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương.
Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo Quy định 144 như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ và Quy định này.
- Chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo đối với đề xuất, nhận xét, đánh giá, thẩm định nhân sự, hồ sơ nhân sự, giám sát quy trình nhân sự.
- Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo những ý kiến khác nhau về nhân sự của các cơ quan được giao thực hiện công tác cán bộ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình. Kịp thời phát hiện, kiến nghị, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tham nhũng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?