Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 là bao nhiêu âm 2024, thứ mấy?
Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 là bao nhiêu âm 2024, thứ mấy?
Ngày 9 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng (viết tắt là IACD), được khởi xướng kể từ khi thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003.
Đây là ngày được Liên Hợp Quốc lựa chọn nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vấn nạn tham nhũng và khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp để phòng ngừa và chống lại hành vi này. Ngày này cũng nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tham nhũng (UNCAC), được thông qua vào ngày 31 tháng 10 năm 2003.
Tham nhũng là một trong những vấn đề lớn gây cản trở sự phát triển kinh tế, làm xói mòn lòng tin của công chúng, và dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Việc kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống Tham nhũng là lời kêu gọi hành động toàn cầu để xây dựng một xã hội minh bạch, công bằng và bền vững hơn.
Như vậy, ngày 9 tháng 12 là ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng. Theo lịch Vạn niên, ngày 9 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 9/11/2024 âm lịch (thứ hai)
Ngày 9 tháng 12 là ngày gì? Ngày 9 tháng 12 là bao nhiêu âm 2024, thứ mấy? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tham nhũng?
Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Theo quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tham nhũng bao gồm:
[1] Các hành vi tham nhũng sau:
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản
+ Nhận hối lộ
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản
+ Nhận hối lộ
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
[2] Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
[3] Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
[4] Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
- Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
- Việc phát hiện và xử lý tham nhũng
- Việc thu hồi tài sản tham nhũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?