Cách nhận biết lực lượng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm?

Cách nhận biết lực lượng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm? Ai có thẩm quyền quy định việc sử dụng quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân có bao nhiêu cấp bậc?

Căn cứ Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân có ba cấp, mười hai bậc. Cụ thể như sau:

[1] Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.

[2] Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.

[3] Cấp Tướng có bốn bậc:

- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

- Đại tướng

Cách nhận biết lực lượng nào của quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm?

Cách nhận biết lực lượng nào của quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm? (Hình từ Internet)

Cách nhận biết lực lượng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Điều 6. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
[...]

Ở Việt Nam, các lượng lực trong quân đội bao gồm: Lục quân, Phòng không không quân, Hải quân, Biên phòng và Cảnh sát biển đặt dưới sự quản lý của Bộ quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu.

Mỗi lực lượng trên sẽ có quân hàm “nhận diện thương hiệu” tương ứng của mình. Việc phân biệt đơn giản giữa các lực lượng trong quân đội sẽ dựa vào màu viên và màu nền thể hiện trên quân hàm đeo trên vai chiến sỹ.

[1] Lực lượng Lục quân dấu hiệu nhận biết của lực lượng này là có màu viền đỏ tươi, nền màu vàng. Quân hàm cao nhất của Lục quân là Đại tướng

[2] Lực lượng Phòng không – Không quân là quân hàm có viền màu xanh da trời nền màu vàng. Quân hàm cao nhất của Phòng không – Không quân là Thượng tướng.

[3] Lực lượng Hải quân người mang quân hàm của Hải quân sẽ có viền màu tím than, nền màu vàng, cũng như hai lực lượng trên, quân hàm cấp tướng cũng có thêu trống đồng. Đối với Hải quan thì quân hàm cao nhất sẽ là Đô đốc (tương đương Thượng tướng)

[4] Lực lượng Biên phòng có viền màu đỏ tươi và nền màu xanh lá cây. Quân hàm cao nhất của lực lượng này là Trung tướng.

[5] Lực lượng cảnh sách biển có viền màu vàng và nền xanh dương đậm. Người đứng đầu của lực lượng này sẽ có quân hàm cao nhất là Trung tướng.

Ai có thẩm quyền quy định việc sử dụng quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Điều 4. Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
[...]

Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quy định việc sử dụng quân hiệu đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cấp bậc quân hàm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cấp bậc quân hàm
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Quân đội được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách nhận biết lực lượng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua quân hàm?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân khi nhập ngũ sẽ được phong cấp bậc quân hàm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng tham mưu trưởng là gì? Điều kiện trở thành tổng tham mưu trưởng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thăng quân hàm vượt cấp là gì? Khi nào được thăng quân hàm vượt cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại đội trưởng trong quân đội mang quân hàm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 sao 2 vạch tương ứng với cấp bậc nào trong quân đội? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ sỹ quan như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cấp bậc quân hàm
Phan Vũ Hiền Mai
354 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cấp bậc quân hàm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp bậc quân hàm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào