Bị rối loạn tiền đình có thể không được tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?

Có phải bị rối loạn tiền đình có thể không được tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?

Bị rối loạn tiền đình có thể không được tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?

Tại Tiểu mục 5 Mục 2 Phục lục 2 Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định về vấn đề bị rối loạn tiền đình trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Cụ thể, trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, rối loạn tiền đình được chia thành 02 mức độ:

Rối loạn tiền đình trung ương, bị xếp điểm 5

Rối loạn tiền đình ngoại biên, bị xếp điểm 4-5

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định:

Điều 6. Phương pháp phân loại sức khỏe
1. Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP cũng có quy định:

Điều 4. Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Theo đó, quy định hiện nay chỉ gọi công dân đạt sức khỏe loại 1,2,3 để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, nếu công dân bị rối loạn tiền đình thì sẽ bị chấm điểm từ điểm 4 đến điểm 5 tùy vào mức độ rối loạn tiền đình. Tương ứng với đó là sức khỏe sẽ rơi vào loại 4 hoặc loại 5.

Chính vì vậy, nếu như công dân bị bệnh rối loạn tiền đình (Rối loạn tiền đình trung ương; Rối loạn tiền đình ngoại biên) thì sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự 2025.

Bị rối loạn tiền đình có thể không được tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?

Bị rối loạn tiền đình có thể không được tham gia nghĩa vụ quân sự 2025? (Hình từ Internet)

Những công dân nào không được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự?

Tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp gồm những ai?

Theo khoản 2 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thành phần Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp bao gồm:

[1] Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:

- Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;

- Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;

- Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;

[2] Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:

- Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;

- Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;

- Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào