Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức mới nhất?
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức mới nhất?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP, điểm a khoản 46 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức cần đáp ứng như sau:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ (không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học) và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
+ Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
+ Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
+ Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
+ Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức mới nhất? (Hình từ Internet)
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch công chức cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch công chức như sau:
(1) Môn kiến thức chung
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Nội dung thi: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
- Thời gian thi: 60 phút.
(2) Môn ngoại ngữ
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định;
- Thời gian thi: 30 phút.
(4) Môn chuyên môn, nghiệp vụ
- Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, thời gian tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
- Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100;
- Đối với nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:
Thi viết, thời gian 120 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100.
(5) Thi trắc nghiệm theo quy định tại Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được thực hiện trên máy vi tính. Điểm thi phải được thông báo cho công chức dự thi ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi.
Lưu ý: Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
(6) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với công chức tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Thuộc một trong các trường hợp miễn thi ngoại ngữ quy định tại Điều 8 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn về ngoại ngữ của ngạch công chức dự thi.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức là gì?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức như sau:
Khi tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quy định tại Điều 32 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức;
- Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc;
- Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
- Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
- Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết Lịch dương năm 2025 - Lịch vạn niên 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thỏa ước lao động tập thể có phải đăng ký hay không?
- Điều kiện để tổ chức được hoạt động tư vấn xác định giá đất là gì?
- Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung hoạt động của ngân hàng hợp tác xã gồm những giấy tờ gì?
- Trường hợp nào Chủ tịch UBND huyện quyết định giá đất cụ thể?