Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?

Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay? Tổng hợp những hành vi tham nhũng theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018?

Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?

Hiện nay, thuật ngữ tham nhũng vặt xuất hiện khá phổ biến. Một số văn bản có đề cập đến hành vi tham nhũng vặt có thể kể đến như:

- Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024.

- Báo cáo 248/BC-CP năm 2024 về kết quả rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính do Chính phủ ban hành

- Kế hoạch 2576/KH-BKHĐT năm 2024 thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2024

- Quyết định 24/QĐ-TANDTC năm 2024 Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành

- Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

và rất nhiều văn bản khác...

Trong đó, tại Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh có đưa ra những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt. Trong đó,

Tham nhũng vặt được hiểu là tham nhũng nhỏ, giá trị vật chất, của hối lộ không lớn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng thường xảy ra.

Biểu hiện nổi bật của “tham nhũng vặt” là “văn hóa phong bì”, “lót tay” và đang diễn ra từng ngày, từng giờ, không chỉ làm băng hoại đạo đức truyền thống mà nó làm mất lòng tin của người dân với cơ quan hành chính nhà nước), “vòi vĩnh”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc....

Trên đây là những biểu hiện về hành vi tham nhũng vặt theo tinh thần của Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay? (Hình từ Internet)

Tổng hợp những hành vi tham nhũng theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018?

Tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về những hành vi tham nhũng như sau:

[1] Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

[2] Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Thẩm quyền Giám sát công tác phòng chống tham nhũng thuộc về những cơ quan nào?

Tại Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về công tác giám sát công tác phòng, chống tham nhũng như sau:

- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.

- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.

- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định:

- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Huỳnh Minh Hân
1,020 lượt xem
Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức theo Chỉ thị của Ban Bí thư mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự có phải là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập trước ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì theo Hướng dẫn 97-HD/BTGTW?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hằng năm vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tham nhũng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào