Ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí?
Ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí?
Ngày 16/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí
Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định như sau:
- Quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí tại Việt Nam.
Thông tư 16/2024/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/11/2024 và thay thế Thông tư 17/2020/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí.
Ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào tình trạng giếng, các giếng cần bảo quản được chia làm mấy loại?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về yêu cầu chung đối với bảo quản giếng và phân loại giếng cần bảo quản như sau:
Điều 3. Yêu cầu chung đối với bảo quản giếng và phân loại giếng cần bảo quản
1. Việc bảo quản giếng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Lòng giếng luôn ở trong điều kiện an toàn kể cả khi các thiết bị miệng giếng bị hư hại do sự cố hay bị loại bỏ, giếng sẽ duy trì được sự cách ly giữa các via với nhau và các vỉa với bề mặt, trừ trường hợp các vỉa được khai thác đồng
thời;
b) Đảm bảo khả năng tái sử dụng giếng để khoan, nghiên cứu, khai thác, sửa chữa và các hình thức khác hoặc hủy bỏ giếng vào bất kỳ thời điểm nào và
đảm bảo an toàn;
c) Hạn chế sự cản trở của các thiết bị đối với môi trường xung quanh;
d) Phải cắm phao tiêu báo hiệu đối với giếng khoan ngầm được bảo quản tại vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20 m nước.
2. Căn cứ vào tình trạng giếng, các giếng cần bảo quản được chia làm 3 loại:
a) Loại 1: giếng khoan cần bảo quản lâu dài (từ 03 năm trở lên), bao gồm các giếng mà kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng để khai thác đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa có phương án sử dụng;
b) Loại 2: giếng khoan cần bảo quản tạm thời (từ 01 đến 03 năm) gồm các giếng nắm trong phương án khai thác nhưng thuộc loại dự phòng;
c) Loại 3: giếng bảo dưỡng ngắn hạn (dưới 01 năm), gồm các giếng đang sử dụng, tạm dừng hoạt động để sửa chữa hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Như vậy, căn cứ vào tình trạng giếng, các giếng cần bảo quản được chia làm 3 loại:
- Loại 1: giếng khoan cần bảo quản lâu dài (từ 03 năm trở lên), bao gồm các giếng mà kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng để khai thác đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa có phương án sử dụng;
- Loại 2: giếng khoan cần bảo quản tạm thời (từ 01 đến 03 năm) gồm các giếng nắm trong phương án khai thác nhưng thuộc loại dự phòng;
- Loại 3: giếng bảo dưỡng ngắn hạn (dưới 01 năm), gồm các giếng đang sử dụng, tạm dừng hoạt động để sửa chữa hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Trách nhiệm của người điều hành trong việc kiểm tra định kỳ các giếng đang được bảo quản như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về kiểm tra các giếng bảo quản như sau:
Điều 7. Kiểm tra các giếng bảo quản
1. Người điều hành có trách nhiệm kiểm tra các giếng đang được bảo quản bằng phương pháp, thiết bị phù hợp theo thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế nhằm phát hiện những bất thường tại khu vực giếng. Trường hợp phát hiện bất thường tại khu vực giếng, người điều hành phải tiến hành xử lý để đảm
bảo an toàn.
2. Người điều hành có trách nhiệm kiểm tra định kỳ các giếng đang được bảo quản như sau:
a) Hằng năm đối với các giếng cần bảo quản loại 1;
b) Hằng quý đối với các giếng cần bảo quản loại 2;
c) Hằng tháng đối với các giếng cần bảo quản loại 3.
3. Đối với giếng bảo quản có đầu giếng ngầm, việc kiểm tra lần đầu đối với giếng cần bảo quản loại 1 và loại 2 là sau 01 năm kể từ ngày bảo quản. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, người điều hành có thể đề xuất lần kiểm tra tiếp theo là sau 02 năm kể từ lần kiểm tra thứ nhất. Trường hợp phát hiện bất thường, người điều hành phải có biện pháp khắc phục và gửi báo cáo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
[...]
Như vậy, người điều hành có trách nhiệm kiểm tra định kỳ các giếng đang được bảo quản như sau:
- Hằng năm đối với các giếng cần bảo quản loại 1;
- Hằng quý đối với các giếng cần bảo quản loại 2;
- Hằng tháng đối với các giếng cần bảo quản loại 3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?