Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường?
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường?
Căn cứ theo Phụ lục B QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường có tên gọi chính xác là Biển số P.127c "Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường".
Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường, sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
Đặc điểm nhận dạng Biển số P.127c là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn hay giá long môn. Biểu tượng trên biển có thể thay đổi theo điều kiện sử dụng thực tế.
Dưới đây là Biển số P.127c "Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường":
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường? (Hình từ Internet)
Tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Như vậy, tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô khi tham gia giao thông được xác định như sau:
- Trong khu vực đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h
- Ngoài khu vực đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60km/h
- Trên đường cao tốc: 120 km/h.
Đèn vàng nhấp nháy được đi tiếp hay phải dừng lại?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
[...]
Như vậy, khi gặp đèn vàng nhấp nháy, người lái xe được đi tiếp nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biển báo giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?