Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Căn cứ Điều 85 Luật Đường bộ 2024 quy định về hiệu lực thi hành cụ thể như sau:

Điều 85. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật này.

Như vậy, Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 Luật Đường bộ 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào? (Hình từ Internet)

Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ đươc quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Đường bộ 2024 có quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
a) Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
b) Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
[...]

Như vậy, chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:

(1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;

- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

(2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.

(3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.

Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 9 Luật Đường bộ 2024 quy định về phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ cụ thể như sau:

(1) Đường chính là đường phục vụ giao thông chủ yếu trong khu vực, kết nối giao thông các khu vực, vùng.

(2) Đường nhánh là đường nối vào đường chính, có chức năng kết nối giao thông các khu vực hai bên đường chính; kết nối giao thông từ đường gom vào đường chính thông qua nút giao.

(3) Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Đường gom có thể là đường bên theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Đường bộ 2024

(4) Đường bên là đường được xây dựng bên cạnh các đoạn đường chính để ngăn cách giao thông khu vực hai bên đường với đường chính. Đường bên được tách khỏi đường chính hoặc ngăn cách với đường chính bằng dải phân cách, tường bảo vệ, rào chắn.

(5) Đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(6) Đường nội bộ là đường trong phạm vi khu chung cư, đô thị, công nghiệp, kinh tế, thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và chỉ phục vụ các đối tượng được phép vào, ra bên trong phạm vi các khu vực quy định tại khoản này.

(7) Đường dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp và các đường khác.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Nguyễn Thị Hiền
4,589 lượt xem
Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp công an xã được huy động tuần tra giao thông từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025 người lái xe gắn máy chỉ được chở 1 người trừ trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
UBND cấp tỉnh sẽ quản lý những tuyến đường giao thông nào từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa học kỹ năng lái xe an toàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội: Bổ sung 191 tuyến phố được phép trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025 vượt xe máy thì vượt bên trái hay phải mới đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với xe cơ giới nước ngoài và người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào