Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện kiểm tra, giám sát được quy định thế nào?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện kiểm tra, giám sát được quy định thế nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào?
- Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện kiểm tra, giám sát được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 59 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát như sau:
Điều 59. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
[...]
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện kiểm tra, giám sát như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện kiểm tra, giám sát được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 57 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, quy định hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát như sau:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
- Hoạt động học tập, công tác, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị;
- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác trong cơ quan, đơn vị;
- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của cơ quan, đơn vị hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định;
- Tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định cụ thể như sau:
Điều 58. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 của Mục này.
Như vậy, xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như sau:
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
- Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
- Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thực hiện dân chủ ở cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.