Việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được quy định tại những văn bản pháp luật nào?
Việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được quy định tại những văn bản pháp luật nào?
Việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được quy định tại những văn bản pháp luật sau:
Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội khóa XV (Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022)
Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ.
Theo Chương 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị gồm:
Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 46. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai
Điều 47. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
Mục 2. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Điều 49. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
Điều 50. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
Điều 51. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Điều 52. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Mục 3. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Điều 53. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định
Điều 54. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
Điều 55. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
Mục 4. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Tiểu mục 1. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 56. Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
Điều 57. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
Điều 58. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Điều 59. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
Tiểu mục 2. BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Điều 62. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Điều 63. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được quy định tại những văn bản pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm bao nhiêu thành viên?
Theo Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị:
Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.
[...]
Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định nội dung phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp, qua:
+ Hòm thư góp ý;
+ Qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát do lãnh đạo cơ quan, đơn vị cung cấp.
+ Làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị.
+ Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
- Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị.
Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thực hiện dân chủ ở cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.