Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên theo QCVN 12 - 4:2021/BCT như thế nào?
Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên theo QCVN 12 - 4:2021/BCT như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12 - 4:2021/BCT quy định chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử và quy định quản lý đối với thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên có mã HS 3602.00.00.
Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12 - 4:2021/BCT áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Căn cứ theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 4:2021/BCT quy định về chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên như sau:
Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên quy định tại Bảng 1.
Bảng 1. Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
1 | Khối lượng riêng | g/cm3 | Từ 0,90 đến 1,10 |
2 | Tốc độ nổ | m/s | ≥ 3 200 |
3 | Khả năng sinh công | ||
Bằng bom chì | ml | Từ 320 đến 350 | |
Hoặc chuyển đổi tương đương sang phương pháp đo khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn) | % | ≥ 105 | |
4 | Độ nén trụ chì | mm | ≥ 13 |
5 | Khoảng cách truyền nổ | cm | ≥ 3 |
6 | Độ nhạy kích nổ | Kíp nổ số 8 |
Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên theo QCVN 12 - 4:2021/BCT như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về cách đóng thỏi, bao gói như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 4:2021/BCT quy định về quy định về cách đóng thỏi, bao gói như sau:
- Đóng thỏi: Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên được đóng thành thỏi với đường kính không nhỏ hơn 32 mm, vỏ bằng giấy chống ẩm (tráng parafin), bao Poly Propylen (PP) hoặc vỏ bằng nhựa, bên trong có lồng túi Poly Etylen (PE).
- Bao gói: Các thỏi thuốc được bao gói trong túi PE và hộp carton hoặc bao gói vào bao PP. Đối với các loại thuốc nổ có đường kính thỏi thuốc nhỏ hơn 50mm phải được bao gói kín bằng túi PE.
Phương pháp thử đối với thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 4:2021/BCT quy định về phương pháp thử đối với thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên như sau:
(1) Xác định khối lượng riêng
- Nguyên tắc
Cân, đo khối lượng và thể tích của thỏi thước nổ rồi tính ra khối lượng riêng (p) của thỏi thuốc.
- Vật tư, thiết bị, dụng cụ
+ Cân kỹ thuật, sai số 0,01 g;
+ Dao, kéo cắt;
+ Bút dạ;
+ Thước vạch chuẩn, có chia vạch đến 1 mm;
+ Thước cặp có dải do từ 0 đến 250 mm, sai số 0,02 mm;
+ Thỏi thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên.
- Cách tiến hành
+ Cắt hai đầu thỏi thuốc nổ, mỗi đầu khoảng 2 cm, vết cắt phải phẳng, gọn, không để thuốc rơi ra ngoài. Cân xác định khối lượng thỏi thuốc bao gồm cả vỏ (G).
+ Dùng bút đánh dấu kẻ hai đường kính vuông góc với nhau trên bề mặt thỏi thuốc. Sau đó dùng thước đo chính xác chiều dài thỏi thuốc (L) tại 4 vị trí là giao điểm của hai đường kính trên với đương sinh thỏi thuốc, lấy giá trị trung bình của 4 lần đo được;
+ Dùng thước cặp để đo đường kính (Φ) tại 3 vị trí khác nhau trên chiều dài thỏi thuốc, tại mỗi vị trí đo hai đường kính vuông góc với nhau lấy giá trị trung bình. Đường kính thỏi thuốc là giá trị trung bình của các giá trị đo được tại 3 vị trí;
+ Dung kéo cắt tách đôi vỏ bao gói, tách vỏ ra khỏi thỏi thuốc, làm sạch toàn bộ thuốc bám trên vỏ thỏi thuốc. Dùng thước cặp để đo chiều dày (δ) của vò bọc (bao gói) tại 3 điểm khác nhau, cộng lấy giá trị trung bình. Đồng thời cân chính xác khối lượng vỏ bọc của thỏi thuốc (G1).
- Cách tính kết quả
Khối lượng riêng của thỏi thuốc nổ (p), tính theo công thức:
Trong đó:
G: Khối lượng thỏi thuốc bao gồm cả vỏ bọc, tính bằng g;
G1: Khối lượng vỏ bọc thỏi thuốc, tính bằng g;
L,: Chiều dài thỏi thuốc, tính bằng cm;
Φ,: Đường kính thỏi thuốc, tính bằng cm;
δ: Chiều dày của bao gói, tính bằng cm.
Thí nghiệm được tiến hành 03 lần, sai số giữa các kết quả đo không lớn hơn 0,05 g/cm3. Kết quả là giá trị trung bình của ba lần thí nghiệm, làm tròn đến 0,01 g/cm3.
(2) Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật
Thực hiện theo TCVN 6424:1998.
(3) Xác định khả năng sinh công bằng bom chì
Thực hiện theo TCVN 6423:1998.
(4) Xác định độ nén trụ chì
Thực hiện theo TCVN 6421:1998.
(5) Xác định tốc độ nổ
- Vật tư, thiết bị, dụng cụ
+ Máy đo tốc độ nổ và dây quang đồng bộ;
+ Kíp nổ điện số 8 theo quy định tại QCVN 02:2015/BCT;
+ Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên;
+ Máy nổ mìn chuyên dụng hoặc nguồn điện một chiều từ 6 V đến 12 V;
+ Thước vạch chuẩn, dao cắt dây;
+ Dụng cụ tạo lỗ đường kính 2 mm và 7,5 mm;
+ Hầm nổ hoặc bãi thử nổ.
- Chuẩn bị mẫu
+ Trường hợp thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên được đóng thỏi với đường kính lớn hơn 36 mm, bao gói lại vào ống giấy kraft hoặc ống PVC dày 1,0 mm, đường kính 32 mm, chiều dài không nhỏ hơn 200 mm và đảm bảo khối lượng riêng nằm trong khoảng quy định tại Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
+ Trường hợp thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên đã được đóng thỏi với đường kính không lớn hơn 36 mm, chiều dài thỏi thuốc không nhỏ hơn 200 mm, cho phép sử dụng thỏi thuốc để đo tốc độ nổ.
+ Trường hợp thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên đã được đóng thỏi với đường kính không lớn hơn 36 mm, chiều dài thỏi thuốc nhỏ hơn 200 mm, lấy 02 thỏi thuốc và cắt phẳng 01 đầu đảm bảo 02 thỏi thuốc khi đặt liên tiếp sát nhau trên một đường thẳng được tiếp xúc hoàn toàn, sao cho chiều dài không nhỏ hơn 200 mm, dùng giấy Kraft cố định 02 thỏi thuốc lại.
- Chuẩn bị đo
+ Rải cát để tạo mặt phẳng;
+ Dùng thước đánh dấu vị trí tạo lỗ tra dây quang;
+ Tạo lỗ tra dây quang vuông góc với trục của thỏi thuốc tại vị trí tạo sẵn, gắn dây quang (đảm bảo đúng thứ tự đếm của máy đo);
+ Tạo lỗ tra kíp ở đầu và dọc trục thỏi thuốc;
Khoảng cách từ đáy kíp đến vị trí dây quang gần nhất phải không nhỏ hơn 50 mm và khoảng cách giữa 02 dây quang không nhỏ hơn 180 mm sao cho dây quang thứ hai cách đầu còn lại của thỏi thuốc không nhỏ hơn 50 mm.
Chuẩn bị mẫu và đấu dây với mẫu thuốc nổ được thể hiện theo Hình 1.
Hình 1 - Sơ đồ chuẩn bị mẫu và cách đấu dây với mẫu thuốc nổ
- Tiến hành đo
+ Nối hai đầu dây quang vào máy đo tốc độ nổ;
+ Tra kíp vào lỗ vừa được tạo ra trên thỏi thuốc sao cho ngập hết hai phần ba kíp trong lỗ tạo ra trên thỏi thuốc;
+ Kiểm tra sự sẵn sàng của máy đo (sẵn sàng ghi lại các dữ liệu của quá trình nổ);
+ Tiến hành kích nổ mẫu thuốc nổ, máy đo sẽ bắt đầu thu nhận thông tin về tốc độ nổ kết quả đo được phân tích trên máy tính bằng phần mềm đi kèm máy.
Thí nghiệm được tiến hành tối thiểu 03 lần, sai số giữa các kết quả đo không được lớn hơn ± 200 m/s. Kết quả là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến số nguyên.
(6) Xác định khoảng cách truyền nổ
Thực hiện theo TCVN 6425:1998.
(7) Xác định độ nhạy kích nổ
- Nguyên tắc
Lầy ngẫu nhiên 03 thỏi thuốc trong lô hàng cần kiểm tra độ nhạy kích nổ. Yêu cầu toàn bộ các mẫu đem thử phải nổ hết thì kết luận loại thuốc nổ đó có độ nhạy kích nổ theo quy định.
- Thiết bị, dụng cụ và vật tư
+ Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên;
+ Kíp nổ điện số 8 theo quy định tại QCVN 02:2015/BCT;
+ Dây nổ chịu nước loại 12 g/m, dài 500 mm theo quy định tại QCVN 04:2015/BCT;
+ Tấm chì dài 400 mm, rộng 200 mm, dày 10 mm;
+ Máy nổ mìn chuyên dụng hoặc nguồn điện một chiều từ 6 V đến 12 V;
+ Dụng cụ tạo lỗ;
+ Hầm nổ hoặc bãi thử nổ.
- Chuẩn bị mẫu
Lấy ngẫu nhiên 03 thỏi thuốc trong lô hàng cần kiểm tra độ nhạy kích nổ (quy cách thỏi thuốc: đường kính ≤ 90 mm, khối lượng ≤ 2 kg).
- Tiến hành thử
Xác định độ nhạy kích nổ thể hiện theo Hình 2.
1. Kíp nổ điện số 8 2. Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp
3. Thuốc nổ TNP1 4. Dây nổ 5. Tấm chì
Hình 2 - Sơ đồ xác định độ nhạy kích nổ
+ Đặt mẫu thuốc nổ đã chuẩn bị trên mặt cát bằng phẳng;
+ Rạch đầu thỏi thuốc, tra mồi nổ vào thỏi thuốc, sau đó tra kíp vào lỗ trên quả mồi nổ. Dùng dụng cụ tạo lỗ tạo lỗ sâu sâu trên thỏi thuốc ở phía đối diện với phía tra kíp và đưa 2 cm đến 3 cm đoạn dây nổ vào lỗ, cố định dây nổ trên tấm chì bằng băng dính sao cho khoảng cách từ đáy của thỏi thuốc nổ đến đầu tấm chì không nhỏ hơn 300 mm;
+ Đấu hai dầu dây dẫn của kíp điện vào đường dây điện khởi nổ chính và tiến hành kích nổ bằng máy nổ mìn;
+ Tiến hành khởi nổ
- Kết quả
Yêu cầu toàn bộ các mẫu đem thử phải nổ hết (trên tấm chì có vết của dây nổ) thì kết luận loại thuốc nổ đó có độ nhạy kích nổ theo quy định.
(8) Quy định về an toàn trong thử nghiệm
Phải tuân thủ quy định về an toàn trong bảo quản, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Quy chuẩn số QCVN 01:2019/BCT trong quá trình thử nghiệm và tiêu hủy mẫu không đạt yêu cầu.
(9) Quy định về sử dụng phương tiện đo
Phương tiện đo phải được bảo quản, sử dụng theo quy định của nhà sản xuất và duy trì đặc tính kỹ thuật đo lường trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?