Hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm đối với tàu biển cỡ nhỏ dựa trên cơ sở nào theo QCVN 03:2016/BGTVT?
Hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm đối với tàu biển cỡ nhỏ dựa trên cơ sở nào theo QCVN 03:2016/BGTVT?
Căn cứ tại Tiểu mục 1.1.1 Mục 1.1 Phần 2 QCVN 03:2016/BGTVT có quy định cụ thể như sau:
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Phần 1 YÊU CẦU CHUNG VỀ KIỂM TRA
Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Quy định chung
1.1.1 Kiểm tra của Đăng kiểm
1 Hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm dựa trên cơ sở các quy định của Quy chuẩn này và các hướng dẫn của Đăng kiểm, bao gồm:
(1) Thẩm định thiết kế với khối lượng hồ sơ và bản vẽ được quy định trong các Phần tương ứng của Quy chuẩn này;
(2) Kiểm tra việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm/trang thiết bị được sử dụng để đóng mới, hoán cải/sửa chữa và lắp đặt lên tàu hoặc các đối tượng chịu sự giám sát/kiểm tra chứng nhận của Đăng kiểm;
(3) Kiểm tra trong đóng mới, hoán cải/sửa chữa tàu;
(4) Kiểm tra các tàu đang khai thác;
(5) Cấp các giấy chứng nhận theo các quy định liên quan và đăng ký tàu vào Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
Như vậy, hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm đối với tàu biển cỡ nhỏ dựa trên cơ sở các quy định của QCVN 03:2016/BGTVT và các hướng dẫn của Đăng kiểm, bao gồm:
(1) Thẩm định thiết kế với khối lượng hồ sơ và bản vẽ được quy định trong các Phần tương ứng QCVN 03:2016/BGTVT;
(2) Kiểm tra việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm/trang thiết bị được sử dụng để đóng mới, hoán cải/sửa chữa và lắp đặt lên tàu hoặc các đối tượng chịu sự giám sát/kiểm tra chứng nhận của Đăng kiểm;
(3) Kiểm tra trong đóng mới, hoán cải/sửa chữa tàu;
(4) Kiểm tra các tàu đang khai thác;
(5) Cấp các giấy chứng nhận theo các quy định liên quan và đăng ký tàu vào Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
Hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm đối với tàu biển cỡ nhỏ dựa trên cơ sở nào theo QCVN 03:2016/BGTVT? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kiểm tra của đăng kiểm tàu biển cỡ nhỏ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1.1.2 Mục 1.1 Phần 2 QCVN 03:2016/BGTVT có quy định nguyên tắc kiểm tra của đăng kiểm tàu biển cỡ nhỏ được cụ thể như sau:
- Đăng kiểm thực hiện việc kiểm tra theo những trình tự được quy định trong các Hướng dẫn kiểm tra của Đăng kiểm, đồng thời Đăng kiểm cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ hạng mục nào phù hợp với Quy chuẩn này trong trường hợp Đăng kiểm thấy cần thiết.
- Để thực hiện công tác kiểm tra, chủ tàu, các cơ sở đóng tàu phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra tàu, thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm, kể cả việc đăng kiểm viên được tự do trong mọi thời điểm đến tàu, các cơ sở đóng tàu, cơ sở chế tạo, thử nghiệm vật liệu để tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra phân cấp và duy trì cấp tàu hoặc công việc kiểm tra khác theo quy định của Quy chuẩn này.
- Các cơ sở thiết kế, chủ tàu, cơ sở đóng tàu và các cơ sở chế tạo các máy, sản phẩm, thiết bị lắp đặt lên tàu biển phải thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm trong quá trình Đăng kiểm thực hiện công tác kiểm tra.
- Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy, thiết bị lắp đặt lên tàu biển khác với các bản vẽ và tài liệu đã được thẩm định thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi phải được trình cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định thiết kế sửa đổi trước khi thi công.
- Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác kiểm tra, nếu nhà máy đóng tàu hoặc xưởng chế tạo vi phạm có hệ thống những yêu cầu của Quy chuẩn này hoặc vi phạm hợp đồng về giám sát với Đăng kiểm.
- Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, tuy đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, Đăng kiểm vẫn có quyền yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật đó, Đăng kiểm có thể thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp.
- Hoạt động kiểm tra của Đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật/chất lượng của chủ tàu, nhà máy/cơ sở đóng, sửa chữa tàu, chế tạo vật liệu, máy và trang thiết bị lắp đặt lên tàu.
Chủ tàu có trách nhiệm phải thông báo trước cho Đăng kiểm khi cần đưa tàu vào kiểm tra hay không?
Căn cứ tại Tiểu mục 1.1.3 Mục 1.1 Phần 2 QCVN 03:2016/BGTVT có quy định cụ thể như sau:
1.1.3 Chuẩn bị kiểm tra và các vấn đề khác
1 Thông báo kiểm tra
Khi cần đưa tàu vào kiểm tra theo yêu cầu của Quy chuẩn này, chủ tàu có trách nhiệm thông báo trước cho Đăng kiểm biết nơi đưa tàu vào kiểm tra, thời gian kiểm tra để đăng kiểm viên có thể thực hiện công việc kiểm tra vào thời điểm thích hợp nhất.
[...]
Như vậy, theo quy định, khi cần đưa tàu vào kiểm tra theo yêu cầu của Quy chuẩn này, chủ tàu có trách nhiệm thông báo trước cho Đăng kiểm biết nơi đưa tàu vào kiểm tra, thời gian kiểm tra để đăng kiểm viên có thể thực hiện công việc kiểm tra vào thời điểm thích hợp nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?