Các bao nhiêu loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT?

Các bao nhiêu loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT? Giấy chứng nhận cho thiết bị nâng trên tàu biển mất hiệu lực khi nào?

Các bao nhiêu loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT?

Căn cứ Mục 2.2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT quy định kiểm tra:

Chương 2 KIỂM TRA
[...]
2.2 Kiểm tra các thiết bị nâng
2.2.1 Các dạng kiểm tra
Các loại kiểm tra thiết bị nâng được nêu như dưới đây:
(1) Kiểm tra để đăng ký (sau đây gọi là kiểm tra lần đầu)
(a) Kiểm tra lần đầu trong chế tạo;
(b) Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng không có sự giám sát của Đăng kiểm trong chế tạo.
(2) Kiểm tra chu kì để duy trì việc đăng ký
(a) Tổng kiểm tra hàng năm;
(b) Thử tải.
(3) Kiểm tra bất thường.
2.2.2 Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra các thiết bị nâng phải phù hợp với các quy định dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành khi ấn định tải trọng làm việc an toàn v.v… lần đầu.
(2) Tổng kiểm tra hàng năm phải được thực hiện vào thời điểm không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc tổng kiểm tra hàng năm lần trước.
[...]

Theo quy định trên, có 03 loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển. Cụ thể như sau:

[1] Kiểm tra để đăng ký

- Kiểm tra lần đầu trong chế tạo

- Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng không có sự giám sát của Đăng kiểm trong chế tạo

[2] Kiểm tra chu kì để duy trì việc đăng ký

- Tổng kiểm tra hàng năm

- Thử tải

[3] Kiểm tra bất thường

Các bao nhiêu loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT?

Các bao nhiêu loại kiểm tra thiết bị nâng trên tàu biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT? (Hình từ Internet)

Bản vẽ và tài liệu nào phải trình khi kiểm tra cần trục được sử dụng để vận chuyển người lần đầu?

Căn cứ Mục 9.2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT quy định bản vẽ và tài liệu phải trình khi kiểm tra cần trục được sử dụng để vận chuyển người lần đầu bao gồm:

[1] Các bản vẽ phải thẩm định

[2] Các tài liệu để tham khảo

[3] Hướng dẫn vận hành trong quá trình vận chuyển người phải bao gồm các thông tin sau:

- Các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển người, bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây:

+ Tốc độ gió, chiều cao sóng, và tầm nhìn

+ Góc và bán kính quay lớn nhất của cần trục (khoảng cách nằm ngang và thẳng đứng tới đối tượng được đưa lên và xuống tàu)

+ Tải trọng làm việc an toàn và tốc độ an toàn đối với việc nâng, hạ và tạt cần

+ Khu vực tập kết các thiết bị sử dụng cho việc vận chuyển người như là rọ chuyển người (sau đây gọi là "rọ")

- Các vấn đề liên quan đến những người tham gia vào hoạt động vận chuyển người, bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây:

+ Vai trò của người chỉ huy

+ Năng lực của người vận hành cần trục

+ Việc bố trí người báo hiệu trong trường hợp đối tượng đưa lên hoặc xuống không thể nhìn thấy được từ vị trí điều khiển cần trục

+ Các biện pháp đảm bảo an toàn của người trong rọ và những người tham gia vào hoạt động vận chuyển

+ Liên lạc giữa người chỉ huy và những người liên quan

+ Phương tiện để thông báo các tình huống khẩn cấp ví dụ như các phương tiện cứu hộ trong trường hợp cần trục bị hỏng

+ Các hạng mục phải kiểm tra và thử trước khi thực hiện vận chuyển người

- Các hạng mục phải kiểm tra trước khi sử dụng rọ, bao gồm ít nhất các mục sau:

+ Các thông số của rọ, ví dụ như khối lượng bản thân, tải trọng làm việc an toàn và sức chở của rọ

+ Các ghi chép về việc bảo dưỡng

+ Các giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan chức năng hoặc một đơn vị thứ ba

Giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng trên tàu biển mất hiệu lực khi nào?

Căn cứ Tiểu mục 1.3 Mục 9.6 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT quy định giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng trên tàu biển mất hiệu lực trong các trường hợp sau:

[1] Khi Chủ tàu yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi tải trọng làm việc an toàn v.v...

[2] Khi kết cấu, bố trí chung hoặc trang bị của thiết bị nâng thay đổi

[3] Khi di chuyển vị trí lắp đặt thiết bị nâng

[4] Khi không thực hiện các dạng kiểm tra

[5] Khi Đăng kiểm viên nhận thấy thiết bị nâng không có khả năng làm việc

[6] Khi cố ý thay đổi các nội dung trong Giấy chứng nhận

[7] Khi khó đọc nội dung của Giấy chứng nhận do các lỗi trong Giấy chứng nhận hay do hư hỏng

[8] Khi không trả phí kiểm tra theo quy định

[9] Khi Giấy chứng nhận không có tính xác thực v.v...

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào