Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế GTGT không?
Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế GTGT không?
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
[...]
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
[...]
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
[...]
Căn cứ Công văn 71020/CT-TTHT năm 2020 Thành phố Hà Nội chính sách thuế GTGT khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng
Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
- Dịch vụ cấp tín dụng, hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Căn cứ Công văn 3332/CTBDI-TTHT năm 2024 của Cục Thuế tỉnh Bình Định về việc chính sách thuế đối với tiền lãi gửi tiết kiệm Tải về như sau:
[…]
Căn cứ các quy định nêu trên, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của Công ty được xem là hoạt động cho vay riêng lẻ của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng. Do vậy, lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn được xác định là doanh thu thuộc dịch vụ không chịu Thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp Công ty TNHH Đức Hải có gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho ngân hàng và được trả lãi định kỳ hàng quý thì Công ty phải lập hóa đơn cho ngân hàng đối với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn; Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm ngân hàng phải trả lãi cho đơn vị theo hợp đồng.
[…]
Theo đó, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của Công ty được xem là hoạt động cho vay riêng lẻ của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
Do vậy, lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn được xác định là doanh thu thuộc dịch vụ không chịu Thuế GTGT.
Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)
Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế TNDN không?
Tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hướng dẫn về các khoản thu nhập khác như sau:
Điều 7. Thu nhập khác
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
[...]
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
[...]
Theo đó, lãi tiền gửi ngân hàng được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN khi:
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm ngân hàng như sau:
Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Theo đó, hiện nay hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi ngân hàng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi của một người tại một ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lãi suất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?