Định mức nhân viên tại đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em là bao nhiêu người?
Định mức nhân viên tại đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em là bao nhiêu người?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2024/TT-BLĐTBXH, căn cứ đặc điểm đối tượng, quy mô và số lượng đối tượng mà định mức nhân viên tại đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em theo từng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị được quy định như sau:
TT | Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành | Định mức số đối tượng tối đa/1 nhân viên |
1. | Công tác xã hội viên chính | 01 công tác xã hội viên chính quản lý trường hợp 30 đối tượng |
2. | Công tác xã hội viên | 01 công tác xã hội viên quản lý trường hợp 25 đối tượng |
3. | Nhân viên công tác xã hội | 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp 20 đối tượng |
4. | Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở | |
a) | Nhân viên chăm sóc trẻ em | 01 nhân viên chăm sóc: + Phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi. + Chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi |
b) | Nhân viên chăm sóc người khuyết tật | 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được |
c) | Nhân viên chăm sóc người cao tuổi | 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được |
d) | Nhân viên chăm sóc người tâm thần | 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâmthần đã phục hồi, ổn định |
đ) | Nhân viên chăm sóc người lang thang | 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương) |
5. | Nhân viên tâm lý | Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý |
6. | Nhân viên y tế | 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng |
7. | Nhân viên phụ trách dinh dưỡng | 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng |
8. | Nhân viên phục hồi chức năng | 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng |
9. | Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề | 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề tối đa cho 09 đối tượng |
10. | Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ phục vụ tối đa không quá 20% tổng số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao |
Lưu ý: Đối với đơn vị có chức năng, nhiệm vụ có yêu cầu về vị trí việc làm thuộc chuyên môn về y tế và yêu cầu chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực khác thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để xác định định mức nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Định mức nhân viên tại đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên có bao nhiêu cấp phó?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Tự chủ về tổ chức bộ máy
[...]
2. Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người;
[...]
Theo quy định này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên phải bố trí không quá 03 cấp phó trên 01 đơn vị của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; không quá 03 người của các đơn vị khác.
Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, nội dung đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung dưới đây:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
- Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp.
- Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.
- Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính.
- Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập.
- Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết.
- Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
- Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?