Phân loại khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền gồm những loại nào?

Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm những công trình nào? Phân loại khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền gồm những loại nào?

Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm những công trình nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm: công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến và lọc hóa dầu; công trình khí; công trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và các công trình khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí trên đất liền.
[...]
3. Công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (DM&SPDM) bao gồm: cảng xuất nhập, kho chứa và hệ thống đường ống vận chuyển dầu thô, xăng, dầu diesel (DO), dầu nhiên liệu (FO), dầu hỏa (Kerosene), nhiên liệu máy bay, reformate, naptha, condensate và các chế phẩm có nguồn gốc dầu mỏ pha trộn với nhiên liệu sinh học.
[...]

Theo đó, công trình dầu khí trên đất liền bao gồm những công trình dưới đây:

- Công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến và lọc hóa dầu.

- Công trình khí.

- Công trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

- Các công trình khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí trên đất liền.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19092024/cong-trinh-dau-khi%20(1).jpg

Phân loại khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Phân loại khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền gồm những loại nào?

Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 13/2011/NĐ-CP, khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền được phân loại thành 04 loại dưới đây:

- Loại 1: Mật độ nhà ở trung bình dưới 6 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu vực đất rừng, núi; đất hoang hóa; đất ngập mặn, đất nông nghiệp.

- Loại 2: Mật độ nhà ở trung bình từ 6 đến 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu đất nông nghiệp có mật độ dân cư cao, các cụm dân cư

- Loại 3: Mật độ nhà ở trung bình nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu vực thị trấn, chợ, ngoại vi các thành phố, khu vực không thuộc khu vực dân cư loại 4.

- Loại 4: Mật độ nhà ở trung bình nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các thành phố, mật độ dân cư cao, khu vực có nhiều nhà ở nhiều tầng, mật độ giao thông cao và có nhiều công trình ngầm

Lưu ý: Nếu trong khu vực dân cư loại 1 hay 2 có các công trình như trường học, bệnh viện, nhà thờ, chợ, có mức tập trung thường xuyên nhiều hơn 20 người thì khu vực này được coi là khu vực dân cư loại 3.

Người vận hành công trình phải kiểm tra đánh giá tình trạng công trình dầu khí định kỳ bao lâu một lần?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 13/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 28. Quy định về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí
1. Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về người vận hành công trình dầu khí.
2. Người vận hành công trình phải xây dựng các quy trình, nội quy vận hành, kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, phương án phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành, cải tạo, sửa chữa các công trình dầu khí, trình chủ đầu tư phê duyệt.
3. Người vận hành công trình phải định kỳ kiểm tra đánh giá tình trạng công trình dầu khí không quá 5 năm một lần. Đảm bảo áp suất vận hành đường ống vận chuyển dầu khí không vượt quá áp suất vận hành tối đa theo thiết kế đã được phê duyệt.
4. Người vận hành công trình phải lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình dầu khí.
5. Người vận hành công trình có trách nhiệm báo cáo cơ quan có liên quan về mọi tai nạn, sự cố theo các quy định của pháp luật và có trách nhiệm khắc phục hậu quả, phục hồi hoạt động của công trình.
6. Chủ đầu tư đường ống vận chuyển dầu khí được quyền thuê dải đất để lắp đặt các loại cột mốc, biển báo, tín hiệu, cột chống ăn mòn v.v… trong quá trình vận hành tuyến ống hoặc thuê thêm đất (khi cần thiết) để thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa. Việc thuê đất phải được thể hiện bằng văn bản.

Như vậy, người vận hành công trình cần phải kiểm tra đánh giá tình trạng công trình dầu khí định kỳ không quá 5 năm một lần nhằm đảm bảo áp suất vận hành đường ống vận chuyển dầu khí không vượt quá áp suất vận hành tối đa theo thiết kế đã được phê duyệt.

Công trình dầu khí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình dầu khí
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại khu vực dân cư trong an toàn công trình dầu khí trên đất liền gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình dầu khí là gì? Khu vực nào là vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình dầu khí
Nguyễn Thị Kim Linh
175 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào