Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau:
Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Theo đó, các trường hợp bắt người gồm:
- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
- Bắt người phạm tội quả tang,
- Bắt người đang bị truy nã,
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam,
- Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Lưu ý: Đối với người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì bất cứ ai cũng có quyền bắt và giải ngay người đó đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất. Và người bắt có quyền được tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)
Có được tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh khám xét không?
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc thực hiện khám xét người cụ thể như sau:
Điều 194. Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Như vậy, có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Công an có được quyền bắt người vào ban đêm hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:
Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
[...]
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Căn cứ khoản 1 Điều 134 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tính thời hạn như sau:
Điều 134. Tính thời hạn
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
[...]
Như vậy, theo quy định trên, công an không được tiến hành bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?