Hướng dẫn cách xử lý khi có người lạ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình?
Hướng dẫn cách xử lý khi có người lạ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ hoàn trả như sau: "Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015."
Đồng thời, tại điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 17/2024/TT-NHNN cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán phải kịp thời thông báo cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy những sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản thanh toán của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
Căn cứ theo hai quy định nêu trên, có thể thấy, khi có người lạ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình mà mình không trả lại sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản của người khác trái với pháp luật.
Theo đó, khi sử dụng hoặc chiếm giữ tiền người khác chuyển khoản nhầm vào tài khoản của mình, cá nhân sử dụng có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp cố tình chiếm giữ số tiền từ 10.000.000 đồng trở lên dù được yêu cầu nhận lại tiền từ chủ sở hữu hoặc cơ quan có trách nhiệm với số tiền chuyển khoản nhầm theo đúng quy định của pháp luật, người nhận chuyển khoản nhầm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể:
- Nếu chiếm giữ tiền chuyển khoản nhầm từ từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, người nhận chuyển khoản có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Nếu chiếm giữ tiền chuyển khoản nhầm từ 200.000.000 đồng trở lên, người nhận chuyển khoản có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù.
Tuy nhiên, việc chuyển khoản nhầm có thể do nhiều nguyên nhân như sơ suất của người chuyển tiền, lỗi của nhân viên ngân hàng hoặc thậm chí là chủ đích của đối tượng lừa đảo với thủ đoạn rất tinh vi.
Do đó, cách xử lý khi có người lạ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình, cần chú ý, cẩn trọng và tiến hành một số biện pháp sau đây để tránh rủi ro:
- Không vội chuyển tiền trả cho bên chuyển nhầm theo các yêu cầu đột xuất, không xác định hoặc không rõ ràng.
- Xác minh thông tin người gửi. Kiểm tra thông tin giao dịch, xem kỹ tên người gửi, số tài khoản, số tiền, nội dung chuyển khoản.
- Cẩn thận với các yêu cầu chuyển khoản, tuyệt đối không chuyển tiền cho người thứ ba theo yêu cầu của người gọi điện thoại hoặc nhắn tin.
- Lưu lại bằng chứng, giữ lại tin nhắn, email thông báo giao dịch, đây là bằng chứng xác thực việc bạn nhận được tiền chuyển nhầm.
- Ghi lại nội dung cuộc trò chuyện với người chuyển nhầm tiền, bao gồm tên, ngày giờ, nội dung trao đổi.
- Xác minh thông số tiền nhận chuyển khoản nhầm. Gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản để thông báo về việc nhận được tiền chuyển nhầm và yêu cầu truy xuất thông tin chuyển khoản cũng như nguồn gốc số tiền. Tại đây nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn cách thức để trả lại tiền cho người gửi.
Lưu ý: Tuyệt đối không chiếm giữ bất hợp pháp tiền chuyển khoản nhầm vào tài khoản của mình. Nếu nghi ngờ hoặc trở thành nạn nhân của lừa đảo chuyển nhầm tiền, giả danh thu hồi nợ, hãy ngay lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng, như công an hoặc ngân hàng, để họ tiến hành điều tra và cung cấp sự hỗ trợ.
Hướng dẫn cách xử lý khi có người lạ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu trường hợp được thực hiện đóng tài khoản thanh toán?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc đóng tài khoản thanh toán như sau:
Điều 12. Đóng tài khoản thanh toán
1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
a) Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
b) Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định này.
đ) Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, theo quy định trên thì việc thực hiện đóng tài khoản thanh toán sẽ xảy ra trong 06 trường hợp dưới đây:
- Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
- Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
- Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán.
- Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào không được mở tài khoản thanh toán online từ 01/10/2024?
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử như sau:
Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
...
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, 03 trường hợp không được mở tài khoản thanh toán online từ 1/10/2024 gồm:
(1) Tài khoản thanh toán chung;
(2) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
(3) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, cụ thể:
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
- Khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội chiếm giữ trái phép tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục thuế bao gồm cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế là gì?
- Thế nào là quản lý bất động sản? Nguyên tắc, phạm vi kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản được quy định ra sao?