Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay?
Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay?
Hiện nay, mẫu dấu thẩm tra được quy định tại mẫu sô 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay như sau:
Tải Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay tại đây.
Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay? (Hình từ Internet)
Thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Điều 35. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
[...]
4. Việc thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định như sau:
a) Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra;
b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;
c) Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.
[...]
Mặt khác, theo khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Điều 82. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
[...]
6. Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
[...]
Thông qua các quy định trên, thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng được thực hiện như sau:
- Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra.
- Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng.
- Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục 1 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục 1 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là gì?
Theo quy định Điều 93 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 32 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
[1] Hạng 1:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng 1 hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp 1 trở lên hoặc 02 công trình từ cấp 2 trở lên cùng loại.
[2] Hạng 2:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng 2 trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp 2 trở lên hoặc 02 công trình từ cấp 3 trở lên cùng loại.
[3] Hạng 3:
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng 3 trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?