Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?

Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?

Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 4251/BLÐTBXH-CTE năm 2024 về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024.

Theo đó, vì nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đang tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nội dung bổ sung trong chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức Tết Trung thu năm 2024, như sau:

- Quan tâm, chăm lo tổ chức các hoạt động Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu một cách phù hợp trên cơ sở bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực chất, không phô trương, hình thức, đặc biệt ở những nơi bị ảnh hưởng của bão số 3 và lũ lụt, thiên tai sau bão;

Tuyệt đối không tổ chức sự kiện tập trung đông trẻ em và đông người, không an toàn tại nơi tổ chức sự kiện và trên đường di chuyển do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; thay vào đó có thể tổ chức trực tuyến, trên truyền hình và gửi quà đến các cháu (nếu có điều kiện).

- Chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ. Nội dung trọng tâm: đọc Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2024;

Ưu tiên tặng quà Trung thu đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ.

- Nhân dịp các hoạt động Trung thu năm 2024, tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” cho trẻ em;

Thông tin, cập nhật tình hình ảnh hưởng của bão, lũ lụt tại các địa phương, vận động sự chia sẻ, quyên góp, ủng hộ của trẻ em, gia đình và cộng đồng để trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt được sớm trở lại trường học và ổn định cuộc sống.

Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?

Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội? (Hình từ Internet)

Quyền trẻ em là gì? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?

Quyền trẻ em là những quyền và tự do cơ bản mà tất cả trẻ em đều được hưởng, bất kể chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Quyền trẻ em được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC). Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1989 và đã được 196 quốc gia phê chuẩn.

Theo Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có các quyền sau:

- Quyền sống (Quy định tại Điều 12 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Quy định tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Quy định tại Điều 14 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Quy định tại Điều 15 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Quy định tại Điều 16 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền vui chơi, giải trí (Quy định tại Điều 17 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc (Quy định tại Điều 18 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Quy định tại Điều 19 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền về tài sản (Quy định tại Điều 20 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền bí mật đời sống riêng tư (Quy định tại Điều 21 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được sống chung với cha, mẹ (Quy định tại Điều 22 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ (Quy định tại Điều 23 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi (Quy định tại Điều 24 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Quy định tại Điều 25 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động (Quy định tại Điều 26 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Quy định tại Điều 27 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt (Quy định tại Điều 28 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy (Quy định tại Điều 29 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính (Quy định tại Điều 30 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang (Quy định tại Điều 31 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Quy định tại Điều 32 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội (Quy định tại Điều 33 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Quy định tại Điều 34 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền của trẻ em khuyết tật (Quy định tại Điều 35 Luật Trẻ em 2016)

- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn (Quy định tại Điều 36 Luật Trẻ em 2016)

Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ như thế nào?

Đầu tiên, tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái cụ thể như sau:

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
[...]
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Đồng thời, tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
[...]
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ phải tối thiểu đạt được như sau:

- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Tết trung thu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết trung thu
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Trung thu 2024: Không tổ chức sự kiện tập trung đông, có thể tổ chức trực tuyến, trên truyền hình và gửi quà đến các em thiếu nhi?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung trọng tâm chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội tổ chức Tết Trung thu năm 2024 gồm những chương trình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ đạo về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết trung thu
Phan Vũ Hiền Mai
300 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào