Tự ý bẻ cành, hái lộc đầu xuân nhà người khác có bị phạt tiền hay không?

Tự ý bẻ cành, hái lộc đầu xuân nhà người khác có bị phạt tiền hay không? Trường hợp tự ý cắt cành cây tại công viên, vườn hoa công cộng bị xử phạt như thế nào?

Tự ý bẻ cành, hái lộc đầu xuân nhà người khác có bị phạt tiền hay không?

Hái lộc đầu xuân là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn trong những ngày đầu năm mới.

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
[...]
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc bẻ cành hái lộc đầu xuân nhà người khác một cách bừa bãi có thể khiến cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của người khác. Mức phạt đối với hành vi này là từ 03 - 05 triệu đồng.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn có thể bị phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Về xử phạt bổ sung: Sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung là trục xuất

- Về biện pháp khắc phục hậu quả: Sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Tự ý bẻ cành, hái lộc đầu xuân nhà người khác có bị phạt tiền hay không?

Tự ý bẻ cành, hái lộc đầu xuân nhà người khác có bị phạt tiền hay không? (Hình từ Internet)

Trường hợp tự ý cắt cành cây tại công viên, vườn hoa công cộng bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa như sau:

Điều 54. Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;
b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi tự ý cắt cành cây tại công viên, vườn hoa công cộng thì người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ cây xanh đô thị được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định bảo vệ cây xanh đô thị như sau:

- Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên

- Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.

- Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào