Làng Nủ tỉnh Lào Cai nằm ở khu vực nào? Tỉnh Lào Cai có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?
Làng Nủ tỉnh Lào Cai nằm ở khu vực nào?
Tại Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quy định về sắp xếp thôn từ đơn vị hành chính cũ sang đơn vị hành chính mới thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trong đó có đề cập đến vị trí của Làng Nủ tỉnh Lào Cai như sau:
Điều 1. Chuyển toàn bộ 07 thôn thuộc xã Long Phúc và 07 thôn thuộc xã Long Khánh thành 14 thôn thuộc xã Phúc Khánh, đồng thời điều chỉnh lại tên thôn mới (do trùng tên gọi), cụ thể:
1. Bản 1 xã Long Phúc thành thôn Nà Phát xã Phúc Khánh;
2. Bản 2 xã Long Phúc thành thôn Nà Khem xã Phúc Khánh;
3. Bản 3 xã Long Phúc thành thôn Tằng Cà xã Phúc Khánh;
4. Bản 4 xã Long Phúc thành thôn Tổng Vương xã Phúc Khánh;
5. Bản 5 xã Long Phúc thành thôn Đầm Rụng xã Phúc Khánh;
6. Bản 6 xã Long Phúc thành thôn Trõ xã Phúc Khánh;
7. Bản Bó xã Long Phúc thành thôn Bó xã Phúc Khánh
8. Bản 1 xã Long Khánh thành thôn Làng Nủ xã Phúc Khánh;
9. Bản 3 xã Long Khánh thành thôn Trĩ Trong xã Phúc Khánh;
10. Bản 4 xã Long Khánh thành thôn Trĩ Ngoài xã Phúc Khánh;
11. Bản 5 xã Long Khánh thành thôn Làng Đẩu xã Phúc Khánh;
12. Bản 6 xã Long Khánh thành thôn Đồng Mòng 2 xã Phúc Khánh;
13. Bản 7 xã Long Khánh thành thôn Đồng Mòng 1 xã Phúc Khánh;
14. Bản 8 xã Long Khánh thành thôn Cầu Cóc xã Phúc Khánh.
* Sau khi sắp xếp xã Phúc Khánh có 14 thôn.
Theo đó, Làng Nủ tỉnh Lào Cai nằm tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (trước đây là Bản 1 xã Long Khánh)
Trên đây là thông tin về vị trí Làng Nủ tỉnh Lào Cai
Làng Nủ tỉnh Lào Cai nằm ở khu vực nào? Tỉnh Lào Cai có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? (Hình từ Internet)
Tỉnh Lào Cai có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?
Tại Điều 1 Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2023 có quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Toàn bộ tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên 6.364,03 km2, gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 07 huyện. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tọa độ địa lý từ 21°40’56” đến 22°50’30” vĩ độ Bắc, từ 103°30’24” đến 104°38’21” kinh độ Đông.
Theo Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 07 huyện.
Về tiếp giáp: Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Quan điểm phát triển của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Tại Điều 1 Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về quan điểm phát triển của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc, phù hợp với quan điểm, chủ trương phát triển chung của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của vùng và cả nước.
- Phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để tỉnh Lào Cai phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. Bố trí không gian phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, bền vững trên cơ sở tập trung phát triển: Một (1) trục động lực, hai (2) cực phát triển, ba (3) vùng kinh tế, bốn (4) trụ cột phát triển kinh tế và thực hiện năm (5) nhiệm vụ trọng tâm để khai thông, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung của tỉnh.
- Chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó lấy con người là trung tâm và là nguồn lực phát triển quan trọng nhất, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực quan trọng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh.
- Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho Nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn di sản văn hóa; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên thiên nhiên; chủ động thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - xã hội; chủ động tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất với Trung ương các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới theo hướng "Hòa bình, hợp tác, phát triển",
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trong đó nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh là điều kiện kiên quyết, phát triển kinh tế là trọng tâm; là tỉnh hình mẫu trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?