Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, trường hợp nào Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định?
- Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, trường hợp nào Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định?
- Tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện như thế nào?
- Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, trường hợp nào Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định
1. Các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với những nội dung quy định tại Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã.
b) Đối với những nội dung quy định tại Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố quyết định tổ chức phát phiếu lấy ý kiến biểu quyết của hộ gia đình đối với nội dung quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.
[...]
Như vậy, theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, trường hợp sau Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với những nội dung Nhân dân bàn và quyết định quy định tại Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã.
- Đối với những nội dung Nhân dân bàn và quyết định quy định tại Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 đã được thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố quyết định tổ chức phát phiếu lấy ý kiến biểu quyết của hộ gia đình đối với nội dung quy định tại khoản 6 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, trường hợp nào Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định? (Hình từ Internet)
Tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện như sau:
- Đối với từng trường hợp phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quy định mẫu phiếu, hướng dẫn và ban hành mẫu phiếu.
- Phiếu phải đảm bảo các nội dung sau: tiêu đề phiếu, nội dung lấy ý kiến, nội dung để hộ gia đình lựa chọn biểu quyết và hướng dẫn cách lựa chọn, ý kiến khác để hộ gia đình tham gia (nếu có) và thời hạn thu phiếu lấy ý kiến.
Ủy ban nhân dân cấp xã đóng dấu treo ở phía trên bên trái của từng phiếu lấy ý kiến để biểu quyết nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ký trực tiếp vào góc bên phải phía dưới của từng phiếu lấy ý kiến để biểu quyết đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.
Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
Theo Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung Nhân dân bàn và quyết định bao gồm:
- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
- Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
- Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
- Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?