Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông qua việc kiểm tra, giám sát, công dân có quyền nào khi phát hiện ra hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông qua việc kiểm tra, giám sát, công dân có quyền nào khi phát hiện ra hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm?
- Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông qua việc kiểm tra, giám sát, công dân có quyền nào khi phát hiện ra hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm?
Căn cứ Điều 34 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Điều 34. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thay mặt Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 của Mục này.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, thông qua việc kiểm tra, giám sát, công dân có quyền sau khi phát hiện ra hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm:
- Khiếu nại, tố cáo hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
- Kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông qua việc kiểm tra, giám sát, công dân có quyền nào khi phát hiện ra hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm? (Hình từ Internet)
Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Theo Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hình thức kiểm tra, giám sát như sau:
Điều 31. Hình thức kiểm tra, giám sát
1. Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
a) Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
2. Công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
- Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
- Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát như sau:
- Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền địa phương và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;
- Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
- Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
- Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?