Việc áp dụng pháp luật khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
- Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 91 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định cụ thể về nội dung, hình thức, thời hạn, trình tự, thủ tục công khai thông tin, lấy ý kiến tham gia của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các lĩnh vực cụ thể thì thực hiện theo quy định của luật đó.
- Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức mình, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các quyết định khác của cộng đồng dân cư được công nhận, thông qua trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định.
Việc áp dụng pháp luật khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
Theo Điều 86 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
(1) Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong phạm vi địa bàn cấp xã;
- Giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
- Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã;
- Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
- Kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
(3) Tại nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật này.
(4) Tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp huyện tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại (1).
Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
Theo Điều 87 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
(1) Tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(2) Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(3) Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.
(4) Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?