Đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?
Đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?
Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Nội năm 2024.
Cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tuần 3 bắt đầu từ 8h00 ngày 16/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 22/9/2024. Dưới đây là đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024:
Câu hỏi số 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây là một trong những trách nhiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát?
D. Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình làm cơ sở để người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Câu hỏi số 2: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
C. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 3: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát nội dung nào?
B. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
Câu hỏi số 4: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 5: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khẳng định nào sau đây là đúng về “Đại diện hộ gia đình”?
C. Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình.
Câu hỏi số 6: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định có phạm vi thực hiện trong địa bàn thôn, tổ dân phố được thông qua khi nào?
B. Khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Câu hỏi số 7: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
C. Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư sau khi được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
Câu hỏi số 8: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã là?
B. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu.
Câu hỏi số 9: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
B. Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị.
Câu hỏi số 10: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây được xác định là quyền thụ hưởng của công dân?
A. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
Câu hỏi số 11: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi đến đối tượng nào dưới đây để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện?
A. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 12: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan, cá nhân nào dưới đây có thẩm quyền quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân?
C. Ủy ban nhân dân cấp xã.
Câu hỏi số 13: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
A. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 14: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với tổ chức được quy định như thế nào?
D. Tổ chức vi phạm quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi số 15: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định khi nào thì Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường?
A. Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị liên quan đến việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
Câu hỏi số 16: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân có giá trị trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thể hiện ý kiến?
D. 03 tháng.
Câu hỏi số 17: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, cơ quan, cá nhân nào dưới đây có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
A. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Câu hỏi số 18: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây, hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 19: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm bao nhiêu thành viên?
B. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Câu hỏi số 20: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
C. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
* Đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024? (Hình từ Internet)
Công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ ơ cơ sở 2022 quy định quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ ơ cơ sở 2022 quy định nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?