Đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì? Trường hợp nào thời gian nghĩa vụ Công an sẽ kéo dài thêm 6 tháng?
Đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì?
Tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:
Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
[...]
Thời gian đi nghĩa vụ công an sẽ là 24 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng.
Theo đó, khi tham gia nghĩa vụ công an, sẽ được huấn luyện theo 01 trong 04 Chương trình khung huấn luyện của Bộ Công an. Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, chiến sĩ mới sẽ được phân công về các đơn vị Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy, Trại giam, Cảnh vệ, Công an địa phương để thực hiện các nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định.
Chương trình khung huấn luyện của Bộ Công an, cụ thể:
(1) Chương trình khung huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động;
(2) Chương trình khung huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thuộc lực lượng Cảnh vệ;
(3) Chương trình khung huấn luyện Công an nhân dân thuộc lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
(4) Chương trình khung huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng Công an nhân dân tại Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra, công dân còn được tham gia các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khóa ngoài giờ hành chính (nằm trong quỹ thời gian huấn luyện 03 tháng của chương trình) như: tìm hiểu pháp luật, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống, báo động hành quân dã ngoại, thực hiện các phương án tác chiến nhằm định hình hành động, rèn thói quen và kỹ năng chiến đấu; rèn luyện thể thực, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật.
Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, chiến sĩ mới sẽ được phân công về các đơn vị Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy, Trại giam, Cảnh vệ, Công an địa phương để thực hiện các nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định.
Đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì? Trường hợp nào thời gian nghĩa vụ Công an sẽ kéo dài thêm 6 tháng? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thời gian nghĩa vụ Công an sẽ kéo dài thêm 6 tháng?
Tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:
Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời gian đi nghĩa vụ Công an được kéo dài tối đa 06 tháng trong trường hợp:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
-Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ công an có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?