Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một?
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một?
Điểm khác biệt của 2 cơ quan được quy định chi tiết như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội | Đảng đoàn Quốc hội | |
Vị trí | Là cơ quan thường trực của Quốc hội (khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014) | Là tổ chức Đảng trong Quốc hội (Điều 1 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023) |
Thành viên | Gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. (khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014) | Gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy viên Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết) đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn. (Điều 4 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023) |
Quyền hạn | - Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; - Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; - Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; - Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; Bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; - Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội; ..... (Điều 74 Hiến pháp 2013) | - Thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình. - Được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ. - Dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập. - Được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin: + Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành và các thông tin có liên quan. + Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có liên quan đến nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định. (Điều 3 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023) |
Tóm lại, giữa hai cơ quan này có sự khác biệt, Đảng đoàn Quốc hội là cơ quan của Đảng, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan trong Bộ máy Nhà nước. Hai cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên không thể xem là một.
Cơ quan nào có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội?
Tại Điều 83 Hiến pháp 2013 có quy định thẩm quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội như sau:
Điều 83.
1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội là Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ bao nhiêu phiên mỗi tháng?
Tại Điều 61 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Điều 61. Thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.
2. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hay của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ 01 phiên mỗi tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?