Công cụ check sao kê Mặt trận Tổ quốc nhanh chóng và hướng dẫn cách đọc chi tiết?
Công cụ check sao kê Mặt trận Tổ quốc nhanh chóng? Cách đọc sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiết?
Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do bão lũ và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, Ban Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo số tài khoản và đầu mối tiếp nhận ủng hộ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và tham gia vào hoạt động ủng hộ, dưới đây là một số những Công cụ check sao kê Mặt trận Tổ quốc nhanh chóng:
(1) J2TEAM, một cộng đồng đa lĩnh vực nhưng được biết đến nhiều ở mảng công nghệ thông tin nhanh chóng công khai một địa chỉ web để phục vụ nhu cầu “check VAR từ bản sao kê của MTTQ. Công cụ này hoàn toàn miễn phí.
Link check sao kê Mặt trận Tổ quốc từ công cụ J2TEAM:
https://var.j2team.dev
(2) Hoặc có thể tải file sao kê PDF từ một nguồn tin cậy. Tiếp đó, mở file trên máy tính và ấn tổ hợp phím Ctrl + F và nhập thông tin về số tài khoản, tên chuyển khoản hoặc nội dung chuyển khoản để tìm kiếm giao dịch.
Cách đọc sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiết như sau:
Thông tin của chủ tài khoản bao gồm: Tên, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ gửi thư điện tử của chủ tài khoản sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hang để xác minh bảng sao kê này chính xác của người yêu cầu sao kê.
Thông tin Ngân hàng: Thông tin này bao gồm tên, số điện thoại, trang web của ngân hàng và các thông tin quan trọng khác về thời gian và cách thức liên hệ với ngân hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
Thông tin hoạt động tài khoản: Từ bản sao kê ngân hàng, có thể quan sát chi tiết về mọi giao dịch ngân hàng đã diễn ra qua tài khoản.
- Ngày giao dịch (cột 1) là ngày mà ngân hàng thực tế xử lý giao dịch.
- Số tiền ghi nợ (cột 2) là các khoản tiền rút ra từ tài khoản.
- Số tiền ghi có (cột 3) là các khoản tiền nhận vào tài khoản.
- Số dư (cột 4) là số dư tài khoản.
- Nội dung chi tiết (cột 5) là nội dung chuyển khoản của người ủng hộ.
Công cụ check sao kê Mặt trận Tổ quốc nhanh chóng và hướng dẫn cách đọc chi tiết?(Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo cấp hành chính được quy định cụ thể ra sao?
Theo Điều 6 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 thì hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Điều 6. Hệ thống tổ chức
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính:
a) Ở Trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính:
- Ở Trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm thế nào trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 120-QĐ/TW năm 2023 quy định nhiệm vụ:
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Tham mưu, thực hiện
a) Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
c) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị.
d) Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
đ) Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
e) Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.
2. Chủ trì phối hợp
a) Xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đề xuất trình xây dựng luật, pháp lệnh.
b) Chủ trì phối hợp và thống nhất hành động với các cơ quan của tổ chức thành viên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc.
c) Phối hợp với cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
d) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công tác bảo tàng, giám sát và phản biện xã hội.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
[...]
Như vậy, trong hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác huy động xã hội, tiếp nhận các khoản quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ của các cá nhân và tổ chức.
- Quản lý tài chính, tài sản, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?