Có bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong mọi cuộc đấu thầu hay không?

Theo quy định, trong mọi cuộc đấu thầu đều bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đúng không?

Có bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong mọi cuộc đấu thầu không?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.

Theo đó, không phải cuộc đấu thầu nào cũng bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Chỉ bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước còn đối với đấu thầu quốc tế thì có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Có bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong mọi cuộc đấu thầu không? (Hình từ Internet)

Tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

Điều 11. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;
d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
[....]

Theo đó, tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.

Lưu ý: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện đối với các dự án đầu tư kinh doanh phải loại trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 11 Luật Đấu thầu 2023.

Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2024/NĐ-CP ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế như sau:

Thứ nhất, đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.

Thứ hai, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.

Thứ ba, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc áp dụng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Thứ tư, ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Thứ năm, ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Thứ sáu, ưu đãi đối với dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.


Đấu thầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đấu thầu
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong mọi cuộc đấu thầu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đấu thầu mới nhất 2024 và Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu có hành vi gian lận có bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng trọn gói áp dụng với gói thầu nào? 02 trường hợp được thanh lý hợp đồng trọn gói?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không có hạn sử dụng thì có còn giá trị sử dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên tổ thẩm định đấu thầu có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng 2024 thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tình huống đấu thầu qua mạng không có nhà thầu tham dự theo Nghị định 24 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tình huống trong đấu thầu theo Nghị định 24 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đấu thầu
109 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào