Download Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho cập nhật mới nhất năm 2024?
Download Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho cập nhật mới nhất năm 2024?
Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC.
Theo đó, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho. 03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Hàng tồn kho: Là những tài sản: (a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; - Chi phí dịch vụ dở dang. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán. NỘI DUNG CHUẨN MỰC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. [...] |
Tải Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho:
Download Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS2) - Hàng tồn kho cập nhật mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Giá gốc hàng tồn kho gồm những chi phí nào?
Căn cứ Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực số 02 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC quy định giá gốc hàng tồn kho bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí mua, bao gồm:
+ Giá mua;
+ Các loại thuế không được hoàn lại;
+ Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng;
+ Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
- Chi phí chế biến, bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như:
+ Chi phí nhân công trực tiếp;
+ Chi phí sản xuất chung cố định;
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
- Chi phí liên quan trực tiếp khác bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Theo tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Điều 23. Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho
[...]
4. Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.
[...]
Theo đó, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp được thực hiện theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 02 hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
[1] Phương pháp tính theo giá đích danh: được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
[2] Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
[3] Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
[4] Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?