Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)?
- Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)?
- Công tác y tế ứng phó bão số 3 Yagi và mưa lũ được thực hiện như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ thế nào?
Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)?
Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 953/QĐ-TTg năm 2024 Tại đây về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 03 năm 2024
Theo đó, tại Quyết định 953/QĐ-TTg ngày 10/9/2024 Tại đây về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 03 năm 2024 có nội dung như sau:
- Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các Bộ: Công an, Quốc phòng (mỗi Bộ 100 tấn gạo) để cứu trợ cho Nhân dân các địa phương: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 năm 2024.
Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xử lý cụ thể theo quy định.
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
+ Chủ động làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính để tổ chức tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định.
+ Chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các địa phương nêu trên khẩn trương tổ chức cứu trợ bảo đảm kịp thời, đúng nhu cầu, đối tượng, định mức theo quy định, tránh thất thoát, lãng phí.
- Các Bộ: Tài chính, Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về tính chính xác, căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo đề xuất.
Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)? (Hình từ Internet)
Công tác y tế ứng phó bão số 3 Yagi và mưa lũ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Công điện 1101/CĐ-BYT năm 2024 về công tác y tế ứng phó bão số 3 Yagi và mưa lũ được thực hiện như sau:
- Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các địa phương và Bộ Y tế về việc chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; chủ động triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão lũ. Rà soát kế hoạch, phương án phòng, chống bão lũ của đơn vị đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm do bão, mưa lũ gây ra; sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ.
- Báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ thế nào?
Căn cứ theo Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ như sau:
(1) Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo
- Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
- Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.
- Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
(2) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền
- Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
- Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
(3) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi
- Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
- Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
- Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?