Theo dõi dự báo lũ quét ở đâu? Việc phòng chống lũ quét phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Theo dõi dự báo lũ quét ở đâu? Việc phòng chống lũ quét phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét được quy định như thế nào?
- Nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét như thế nào?
Theo dõi dự báo lũ quét ở đâu? Việc phòng chống lũ quét phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Để nắm được các dự báo về lũ quét, người dân, chính quyền địa phương có thể theo dõi trực tuyến tại địa chỉ: http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
[....]
Như vậy, trong việc phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống lũ quét nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
- Phòng, chống lũ quyét là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
- Phòng, chống lũ quyét được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống lũ quyét trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Phòng, chống lũ quyét phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
- Phòng, chống lũ quyét phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Theo dõi dự báo lũ quét ở đâu? Việc phòng chống lũ quét phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 3 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nội dung thực hiện cụ thể như sau:
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
[...]
4. Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét
a) Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp chiều giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu; cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt, lở đất, lũ quét, kinh tế - xã hội, tình hình thiệt hại cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm; vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.
b) Duy trì vận hành Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm; xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm.
[...]
Theo đó, việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét được quy định như sau:
- Thiết lập Hệ thống thông tin cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp chiều giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt, lở đất, lũ quét, kinh tế - xã hội, tình hình thiệt hại cho hệ thống thông tin cảnh báo sớm.
- Vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.
- Duy trì vận hành Hệ thống thông tin cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm.
- Xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.
- Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin cảnh báo sớm.
Nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét như thế nào?
Theo Tiểu mục 2 Mục 6 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét như sau:
- Điều tra, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét tại địa phương.
- Điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin cho Hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực khu vực miền núi, trung du Việt Nam.
- Tổ chức triển khai duy trì ứng dụng các sản phẩm của Đề án tại địa phương.
- Nâng cao năng lực truyền thông cho cộng đồng trong sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?