Phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là gì?

Phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là gì? Nộp quỹ phòng chống thiên tai ở đâu? Những chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai gồm những gì?

Phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Như vậy, phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là

- Chỉ huy tại chỗ;

- Lực lượng tại chỗ;

- Phương tiện, vật tư tại chỗ;

- Hậu cần tại chỗ.

Phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là gì?

Phương châm 4 tại chỗ phòng chống thiên tai là gì? (Hình từ Internet)

Nộp quỹ phòng chống thiên tai ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định về quản lý thu, kế hoạch thu nộp như sau:

Điều 15. Quản lý thu, kế hoạch thu nộp
1. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp quỹ của các cá nhân do mình quản lý và nộp Quỹ cấp tỉnh theo định mức được quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định này và chuyển vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
[...]

Theo đó, Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp quỹ của các cá nhân do mình quản lý và nộp Quỹ cấp tỉnh theo định mức được quy định chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Những chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai gồm những gì?

Theo Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:

[1] Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.

[2] Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng chống thiên tai.

[3] Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.

[4] Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai.

[5] Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng chống thiên tai.

[6] Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.

[7] Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ từ ngày 01/01/2025 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lũ quét là gì? Biện pháp cơ bản ứng phó đối với lũ quét được quy định như thế nào? Lũ quét ở nước ta thường xảy ra ở vùng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm nhập mặn là gì? Bản tin dự báo xâm nhập mặn được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn hán là gì? Bản tin cảnh báo hạn hán được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 9 2024 ảnh hưởng những tỉnh/thành nào ở Việt Nam? Bão số 9 mới nhất tên gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ NN&PTNT ban hành Công điện ứng phó bão TORAJI (bão số 8)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Công điện 114/CĐ-TTg năm 2024 về việc chủ động ứng phó bão YINXING (bão số 7)?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão Yinxing?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Tạ Thị Thanh Thảo
6,829 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào