Báo động lũ cấp 4 là gì? Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt gây ra?
Báo động lũ cấp 4 là gì? Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt gây ra?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc phân cấp báo động lũ như sau:
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp báo động lũ
1. Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
2. Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về báo động lũ cấp 4. Thay vào đó báo động lũ chỉ được phân thành 03 cấp gồm cấp 1, cấp 2 và cấp 3 căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Ngoài ra tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về xác định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
Điều 4. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
4. Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Theo đó, cấp độ rủi ro do lũ lụt gây ra được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
- Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp.
- Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình.
- Cấp 3 màu da cam là rủi ro
- Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn.
- Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa.
Chi tiết Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt gây ra quy định tại Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.
Báo động lũ cấp 4 là gì? Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt gây ra? (Hình từ Internet)
Khi nào ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt?
Theo quy định Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, việc ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt được thực hiện như sau:
[1] Tin dự báo, cảnh báo mưa lớn
- Tin cảnh báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 48 giờ;
- Tin dự báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 24 giờ.
[2] Tin cảnh báo lũ
Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động 1 hoặc đã đạt mức báo động 1 và còn tiếp tục lên hoặc xuất hiện lũ bất thường.
[3] Tin lũ
Tin lũ được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 2 và còn tiếp tục lên hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 2.
[4] Tin lũ khẩn cấp
Tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 3 và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 3.
[5] Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
Rủi ro thiên tai cấp độ 3 do lũ, ngập lụt có các trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, rủi ro thiên tai cấp độ 3 do lũ, ngập lụt có các trường hợp như sau:
- Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 2 đến dưới báo động 3 cộng 0,3 m tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 4.
- Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3 trở lên tại các trạm thủy văn thuộc khu Vực 3.
- Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3 cộng 1,0 m trở lên tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 1, khu vực 2.
- Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 1 đến dưới báo động 2 tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 4 hoặc mực nước lũ cao từ báo động 2 đến dưới báo động 3 tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 3 hoặc mực nước lũ cao từ báo động 2 đến dưới báo động 3 cộng 1,0 m tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 2 hoặc mực nước lũ cao từ báo động 3 đến dưới báo động 3 cộng 1,0 m tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 1 trên nhiều lưu vực sông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?