Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Điều 18. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
1. Cuộc họp của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức; trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó để triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
2. Đại diện hộ gia đình là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì đại diện hộ gia đình là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử hoặc ủy nhiệm.
[...]

Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố.

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố? (Hình từ Internet)

Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:

Bước 1: Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

Bước 2: Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp;

Bước 3: Những người tham gia cuộc họp thảo luận;

Bước 4: Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín;

Bước 5: Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.

Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư là một trong cách hình thức Nhân dân bàn và quyết định đúng không?

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Điều 17. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Luật này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.
3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.

Theo đó, tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư là một trong các hình thức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào