Thời gian đi học trở lại của học sinh Bắc Ninh sau siêu bão yagi (bão số 3)?
Thời gian đi học trở lại của học sinh Bắc Ninh sau siêu bão yagi (bão số 3)?
Ngày 8/9/2024, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản 1103 /SGDĐT-TCHC tăng cường ứng phó, xử lý, khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Theo đó, thời gian đi học trở lại của học sinh Bắc Ninh sau siêu bão yagi (bão số 3) được nhắc đến như sau:
Như vậy, thời gian đi học trở lại của học sinh Bắc Ninh sau siêu bão yagi (bão số 3) như sau:
(1) Cho trẻ mầm non, học sinh nghỉ học ngày 09/9/2024 (thứ Hai) để rà soát, khắc phục các thiệt hại do bão số 3 gây ra.
(2) Các lực lượng liên quan tại địa phương phối hợp với các nhà trường: Dọn vệ sinh trường lớp; sửa chữa cơ sở hạ tầng; kiểm tra lại hệ thống điện và các thiết bị trước khi sử dụng; có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh; xử lý cây xanh, biển hiệu, mái tôn, cột cổng, tường bao đã bị gió bão làm đổ, nghiêng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên khi trở lại trường học vào ngày 10/9/2024. Có kế hoạch dạy bù những buổi học sinh nghỉ học vào thời gian thích hợp.
Ngoài ra, thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, chính xác với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan; Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị trực thuộc thống kê báo cáo về Sở GDĐT kết quả khắc phục trước 15h00 ngày 09/9/2024.
Thời gian đi học trở lại của học sinh Bắc Ninh sau siêu bão yagi (bão số 3)? (Hình từ Internet)
Hình thức đánh giá học sinh THCS, THPT được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về hình thức đánh giá học sinh như sau:
(1) Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(2) Đánh giá bằng điểm số
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(3) Hình thức đánh giá đối với các môn học
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS, trường THPT được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học trung học cơ sở, trung học phổ thông như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?