Cách chống bão cho mái ngói khi bão đến càn quét có những biện pháp gì? Vì sao tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão?

Cách chống bão cho mái ngói khi bão đến càn quét có những biện pháp gì? Vì sao tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão?

Vì sao tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về bão được định nghĩa như sau:

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Thực chất, khoảng lặng chính là lúc mọi người đang ở tâm bão. Tâm bão hay mắt bão là một khu vực tương đối yên tĩnh nằm ngay tại trung tâm của hệ thống bão.

Mắt bão là tâm bão và đường kính của nó dao động từ 20-30 km. Áp suất không khí ở đó rất thấp, với đặc trưng là gió lặng, luồng không khí đi xuống chiếm ưu thế và không có mây. Thời tiết nói chung là êm ả so với phần còn lại của cơn bão. Thành mắt bão bao quanh khu vực này.

Khi mắt bão đi qua thường sẽ tĩnh lặng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là đây chỉ là tình trạng tạm thời nhưng nó luôn khiến mọi người có cảm giác như cơn bão đã qua và chủ quan. Khi gió lặng, có nghĩa là mọi người đang ở trong mắt bão và một nửa cơn bão vẫn chưa đi qua khu vực đó. Phần sau của cơn bão cũng có những rủi ro tương tự như phần trước và trong một số trường hợp, nó có thể nguy hiểm hơn.

Vì vậy, tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão, cần đợi đến khi nhận được thông tin rằng cơn bão đã hoàn toàn qua đi mới có thể ra khỏi nhà.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Vì sao tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão? Cách chống bão cho mái ngói khi bão Yagi đến càn quét có những biện pháp gì?

Cách chống bão cho mái ngói khi bão đến càn quét có những biện pháp gì? Vì sao tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lặng gió sau bão? (Hình từ Internet)

Cách chống bão cho mái ngói khi tin bão đến càn quét có những biện pháp gì?

Bộ xây dựng Viện khoa học công nghệ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình Tải về

Do đó, có thể áp dụng cách chống bão cho mái ngói khi bão đến như sau:

(1) Phòng chống tốc mái nhà lợp Fibro, Fibro xi măng

- Đối với nhà có độ dốc lớn

+ Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

- Đối với nhà có độ dốc nhỏ

+ Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

hình 1

hình 2

hình 3

hình 4

(2) Phòng chống tốc mái cho nhà lợp ngói

Phòng và giảm thiểu tốc mái ngói bằng các phương pháp:

- Xây các bờ chẩy bằng gạch để bảo vệ các cạnh mái

- Xây các con trạch bằng gạch để bảo vệ mái

- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau

- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái)

hình 5

hình 6

- Buộc mái ngói vào li tô (mè) bằng dây thép 2 mm.

- Buộc chặt vì kèo, xà gỗ (đòn tay), câu phong (rui), li tô (mè) với nhau.

- Bhèn vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái).

- Viên ngói lợp chèn vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái).

- Xây 1 hàng gạch đơn, vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3, xây cách nhau khoảng 1,5 m.

- Xây 1 hàng gạch đôi, 1 hàng gạch đơn vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3, xây cách nhau khoảng 1,5 m.

Mức độ nguy hiểm của bão giật cấp 16 thành siêu bão sẽ nguy hiểm thế nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định bão có sức gió mạnh nhất từng cấp như sau:

Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định này).
[...]

Theo đó, bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Căn cứ theo Phụ lục 3 Bảng cấp gió và cấp sóng ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

hình Phụ lục

Như vậy, mức độ nguy hiểm của cơn bão khi đạt sức gió mạnh từ cấp 16 trở lên sẽ có tốc độ gió lên đến 200 km/h và nếu đạt sức gió mạnh cấp 17 thì tốc độc gió cao nhất lên đến 220 km/h thành siêu bão sẽ nguy hiểm như sau:

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

Rủi ro thiên tai của Bão có những cấp độ nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão như sau:

Điều 42. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
[...]
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
b) Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
c) Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Như vậy, rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

- Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 9 2024 ảnh hưởng những tỉnh/thành nào ở Việt Nam? Bão số 9 mới nhất tên gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ NN&PTNT ban hành Công điện ứng phó bão TORAJI (bão số 8)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Công điện 114/CĐ-TTg năm 2024 về việc chủ động ứng phó bão YINXING (bão số 7)?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão Yinxing?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chủ động ứng phó bão TRAMI?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơn bão Krathon mạnh giật trên cấp 17 sẽ đi vào biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 năm 2024 mới nhất: Tâm bão cách Quảng Trị bao nhiêu km? Bão số 4 vào Huế đến đâu rồi?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 ảnh hưởng những tỉnh nào? Nội dung triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Lê Nguyễn Minh Thy
349 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào