Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô?

Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô? Khi hoạt động đường bộ phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định về công trình an toàn giao thông đường bộ như sau:

Điều 24. Công trình an toàn giao thông đường bộ
Công trình an toàn giao thông đường bộ được xây dựng, lắp đặt, bố trí để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:
1. Đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại;
2. Hầm cứu nạn gắn liền với hầm đường bộ, phục vụ việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi hầm chính xảy ra sự cố hoặc sử dụng trong công tác bảo trì hầm đường bộ. Không sử dụng hầm cứu nạn phục vụ mục đích lưu thông của các phương tiện giao thông;
3. Tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan được bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Trường hợp không đồng thời bố trí cọc tiêu thì trên tường bảo vệ, hàng rào hộ lan phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang để cảnh báo cho người tham gia giao thông đường bộ về vị trí nguy hiểm và chỉ dẫn người tham gia giao thông đường bộ đi đúng theo hướng của phần đường xe chạy;
[...]

Như vậy, theo quy định, đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại.

Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô?

Đường cứu nạn được xây tại các đoạn đường nào? Có bao nhiêu loại đường cứu nạn xe ô tô? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu loại đường cứu nạn ô tô?

Căn cứ Mục 5 TCVN 8810:2011 quy định các loại đường cứu nạn cụ thể:

5 Các loại đường cứu nạn
5.1 Tùy điều kiện địa thế tại chỗ, khi thiết kế có thể chọn một trong bốn loại đường cứu nạn như ở Hình 1.
5.2 Đường cứu nạn sử dụng ụ cát: Đường cứu nạn sử dụng ụ cát có khả năng làm giảm tốc độ của xe rất nhanh nhưng dễ gây chấn thương cho người lái và phương tiện và hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết (bị xói, bị gió thổi bay, bị nén chặt). Do vậy chỉ nên sử dụng ụ cát khi chiều dài đường cứu nạn bị hạn chế bởi địa thế.
5.3 Đường cứu nạn sử dụng đệm giảm tốc: Mặt đệm giảm tốc sử dụng vật liệu rời rạc (sỏi, cuội, cát, đá dăm …) để tăng sức cản lăn nhằm làm giảm tốc độ của xe.
5.4 Có thể áp dụng công nghệ mới trong đường cứu nạn (ví dụ đường cứu nạn sử dụng lưới hãm xe… ) nhưng phải được chuyển giao công nghệ.
Mỗi loại đường cứu nạn được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và phải phù hợp với đặc điểm địa hình nơi đặt đường cứu nạn cũng như các yếu tố khác trên thực địa.
[...]

Như vậy, có 4 loại đường cứu nạn ô tô cơ bản như sau:

- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc dốc lên

- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc nằm ngang

- Đường cứu nạn bố trí đệm giảm tốc dốc xuống

- Đường cứu nạn sử dụng ụ cát

Khi hoạt động đường bộ phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động đường bộ
1. Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
2. Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Theo đó, nguyên tắc hoạt động đường bộ như sau:

- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông được chi tối đa 5 triệu đồng từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân sẽ được phép tổ chức đám tang, tổ chức đám cưới trên hè phố trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn giao thông là gì? Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Đáp án Tuần 8 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết vật liệu xây dựng phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 dành cho Cán bộ Đoàn Hội, đoàn viên, thanh niên, hội viên, sinh viên tỉnh Phú Yên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn giao thông
Nguyễn Thị Hiền
730 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào