Ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh, thành Nam bộ diễn ra thế nào?

Ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh, thành Nam bộ diễn ra thế nào? Các loại tin dự báo bão gồm những loại tin nào?

Ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh thành Nam bộ diễn ra thế nào?

Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05/9/2024 bão số 3 Yagi đã mạnh lên đến cấp 16 (cấp siêu bão), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Vậy ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh thành Nam bộ diễn ra như thế nào?

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, hiện nay dải hội tụ nhiệt đới nối với cơn bão số 3 (Yagi) di chuyển theo hướng Tây- Tây Bắc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc), khoảng ngày 7-9/9 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Bắc bộ - Trung bộ.

Dựa vào những hình thế thời tiết chính này, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ dự báo thời tiết TP HCM và các tỉnh, thành Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong mưa dông khả nay xuất hiện lốc, sét và gió giật mạnh.

Trong hôm nay (6/9), thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ nhiều mây, ngày có lúc giảm mây nắng gián đoạn, có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng thời, căn cứ theo Tin bão khẩn cấp siêu bão Yagi (cơn bão số 3) - Tin phát lúc 11h00 ngày 06/09/2024 của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ Tại đây, ảnh hưởng của siêu bão Yagi đến các tỉnh thành miền Nam như sau:

- Thời tiết chi tiết Nam Bộ: Trời nhiều mây, ngày có lúc giảm mây nắng gián đoạn, có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ngập các khu vực trũng thấp.

- Thời tiết chi tiết TPHCM: Trời nhiều mây, ngày có lúc giảm mây nắng gián đoạn, có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ngập các khu vực trũng thấp và thoát nước kém.

Ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh, thành Nam bộ diễn ra thế nào?

Ảnh hưởng từ siêu bão Yagi: Thời tiết TP HCM và các tỉnh, thành Nam bộ diễn ra thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ cụ thể ra sao?

Căn cứ theo Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ như sau:

(1) Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo

- Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

- Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

- Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

(2) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền

- Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

- Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

(3) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi

- Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

- Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

- Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Các loại tin dự báo bão gồm những loại tin nào?

Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định cụ thể các loại tin dự báo bão gồm:

(1) Tin bão gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.

(2) Tin bão trên Biển Đông

Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

(3) Tin bão khẩn cấp

Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

(4) Tin bão trên đất liền

Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

- Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;

- Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.

(5) Tin nhanh về bão

Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.

(6) Tin cuối cùng về bão

Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

- Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;

- Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;

- Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.

(7) Tin sóng lớn, nước dâng do bão

Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ NN&PTNT ban hành Công điện ứng phó bão TORAJI (bão số 8)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Công điện 114/CĐ-TTg năm 2024 về việc chủ động ứng phó bão YINXING (bão số 7)?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão Yinxing?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chủ động ứng phó bão TRAMI?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơn bão Krathon mạnh giật trên cấp 17 sẽ đi vào biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 năm 2024 mới nhất: Tâm bão cách Quảng Trị bao nhiêu km? Bão số 4 vào Huế đến đâu rồi?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 ảnh hưởng những tỉnh nào? Nội dung triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 có ảnh hưởng khu vực miền nam và TP HCM không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Nguyễn Thị Hiền
494 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào