Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở? Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Căn cứ Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định công dân có quyền trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát ở xã, phường, thị trấn thông qua các hình thức nào?

Theo Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Điều 31. Hình thức kiểm tra, giám sát
1. Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
a) Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
2. Công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát ở xã, phường, thị trấn thông qua các hình thức gồm:

- Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;

- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;

- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;

- Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm những hành vi nào?

Theo Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm:

(1) Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(2) Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(3) Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(4) Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

(5) Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan nào quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc công khai thông tin được thực hiện thông qua các hình thức nào ở xã, phường, thị trấn?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tạ Thị Thanh Thảo
1,796 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thực hiện dân chủ ở cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào