Ngân hàng thương mại thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước không?
Ngân hàng thương mại thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 21, khoản 22 và khoản 23 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
21. Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
22. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
23. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
[...]
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng như sau:
Điều 11. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
3. Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bầu, bổ nhiệm chức danh đảm nhiệm người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thông qua quy định trên, ngân hàng thương mại khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại có những hoạt động ngân hàng nào?
Theo quy định Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng thương mại có những hoạt động ngân hàng dưới đây:
[1] Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
[2] Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
[3] Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
- Cho vay.
- Chiết khấu, tái chiết khấu.
- Bảo lãnh ngân hàng.
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế.
- Thư tín dụng.
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
[4] Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
[5] Cung ứng các phương tiện thanh toán.
[6] Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 114 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại được quy định như sau:
[1] Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
- Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản.
- Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
- Dịch vụ môi giới tiền tệ.
- Kinh doanh vàng.
- Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng.
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
[2] Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
- Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
- Phát hành trái phiếu.
- Lưu ký chứng khoán.
- Nghiệp vụ ngân hàng giám sát.
- Đại lý quản lý tài sản bảo đảm cho bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[3] Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động tại [1] và [2] theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?
- Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, NLĐ có được hưởng trợ cấp mất việc không?
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025 của một số đơn vị vận chuyển?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có niên hạn sử dụng bao nhiêu năm?