Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như thế nào?
- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như thế nào?
- Những nội dung người lao động ở doanh nghiệp nhà nước bàn và quyết định gồm những nội dung gì?
- Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như sau:
- Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
- Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp và các nội dung khác đã được người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng một lần, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
- Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Những nội dung người lao động ở doanh nghiệp nhà nước bàn và quyết định gồm những nội dung gì?
Theo Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung người lao động ở doanh nghiệp nhà nước bàn và quyết định gồm:
(1) Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
(2) Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
(3) Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
(4) Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
(5) Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
- Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?