Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào?

Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào?

Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 ĐIều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông như sau:

Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
b) Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
[...]

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi cụ thể sau:

- Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;

- Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

- Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;

- Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở;

- Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa;

- Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.

Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào?

Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định có những cách thức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính nào?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 61/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính như sau:

Điều 16. Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:
1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Như vậy, về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định có những cách thức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính như sau:

- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;

- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích không được thực hiện hành vi gì trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính như sau:

Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
[...]
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cản trở quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
b) Lừa dối cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, người thuê, người ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính;
c) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Cản trở quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Lừa dối cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, người thuê, người ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính;

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 phải đạt mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính không được thực hiện hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đến năm 2025 có bao nhiêu % hồ sơ công việc cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
45 danh mục thủ tục được thực hiện trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu DC02 phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước áp dụng từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 18 giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký theo Nghị định 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Lê Nguyễn Minh Thy
79 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào