Trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân của nạn mua bán người trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú thuộc về ai?
Trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân của nạn mua bán người trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định như sau:
Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.
Theo đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong nạn mua bán người trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
Trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân của nạn mua bán người trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Ai có thể là nạn nhân của nạn mua bán người?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP, nạn nhân của nạn mua bán người là người bị xâm hại bởi một trong những hành vi sau đây:
- Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
+ Ép buộc bán dâm;
+ Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
+ Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
+ Làm nô lệ tình dục;
+ Cưỡng bức lao động;
+ Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
+ Ép buộc đi ăn xin;
+ Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
+ Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
+ Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Hiện nay có bao nhiêu hình thức tuyên truyền về phòng chống mua bán người?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định như sau:
Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, hiện nay có 06 hình thức tuyên truyền về phòng chống mua bán người gồm:
- Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp.
- Cung cấp tài liệu.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục.
- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác.
- Hình thức khác phù hợp với quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?