Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM?

Việc tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM được thực hiện như thế nào? Có những hình thức tổ chức giáo dục STEM nào?

Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM?

Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Công văn 4606/BGDĐT-GDĐH năm 2024 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trong đó, sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt cho các ngành STEM và những ngành trọng điểm khác; chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cốt lõi cho giảng viên

- Rà soát, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, đáp ứng chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo các lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo, bảo đảm các điều kiện về mở ngành, phù hợp với quy mô tuyển sinh, đào tạo.

- Tận dụng khai thác các nguồn học bổng, tạo điều kiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết để có nhiều giảng viên được đi học nâng cao trình độ, nhất là đi học tiến sĩ theo Đề án 89; ưu tiên giảng viên các ngành STEM phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực trọng điểm khác của đất nước.

- Xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên theo trình độ, năng lực, vị trí việc làm và kết quả thực hiện công việc nhằm thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ giảng viên giỏi, nhất là trong các ngành có cạnh tranh mạnh với khu vực công nghiệp về thu hút nhân tài.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tự đào tạo, bồi dưỡng về năng lực ngoại ngữ, năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực tổ chức và thực hiện nghiên cứu, năng lực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học, nhất là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

- Các trường sư phạm tập trung vào đào tạo mới nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, đồng thời ưu tiên hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM?

Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM? (Hình từ Internet)

Mục đích của việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì?

Tại Mục 1 Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định về mục đích của việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường;

- Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.

Có những hình thức tổ chức giáo dục STEM nào?

Tại Mục 2 Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định về các hình thức tổ chức giáo dục STEM. Theo đó,

Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.

Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau:

[1] Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM

- Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.

- Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học trong chương trình.

- Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

[2] Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM

- Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.

- Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường; nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế hoạch dạy học của nhà trường.

- Tăng cường sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thành phần kinh tế - xã hội khác và gia đình để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các quy định hiện hành.

[3] Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

- Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.

- Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dương nỗ lực của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trên.

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê người khác làm hộ luận văn thạc sĩ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy kiểm tra 15 phút dành cho các cấp mới nhất năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách quy đổi chứng chỉ PTE theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ khai giảng năm học mới 2024-2025 các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi cuối kì 2 Tiếng anh 7 kèm đáp án mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giáo viên được dạy thêm học sinh của lớp mình đang dạy chính khóa?
Hỏi đáp Pháp luật
12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy mời họp phụ huynh đầu năm dành cho cấp 3 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 - 2025 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Huỳnh Minh Hân
135 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào