Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào? Trường hợp nào được chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông?

Doanh nghiệp viễn thông có được kết nối mạng viễn thông của mình với mạng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Viễn thông 2023 quy định về nguyên tắc kết nối viễn thông như sau:

Điều 44. Nguyên tắc kết nối viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác; có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng, dịch vụ viễn thông của mình.
[...]

Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác và có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng, dịch vụ viễn thông của mình.

Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Viễn thông 2023 quy định về nguyên tắc kết nối viễn thông như sau:

Điều 44. Nguyên tắc kết nối viễn thông
[...]
2. Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;

- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp nào được chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông?

Căn cứ theo Điều 47 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:

Điều 47. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông trong các trường hợp sau đây:
a) Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và các quy hoạch có liên quan; phục vụ hoạt động viễn thông công ích, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh;
b) Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông với các cơ quan, tổ chức trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh.
2. Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
3. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông thì thực hiện hiệp thương theo quy định của pháp luật về giá.
Trường hợp các bên không thống nhất được đối với các nội dung khác về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông

Theo quy định nêu trên, thì việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông và được chia sẻ trong các trường hợp sau đây:

- Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và các quy hoạch có liên quan;

- Phục vụ hoạt động viễn thông công ích, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh;

- Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông với các cơ quan, tổ chức trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh.

Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp viễn thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp viễn thông di động từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông không lắp đặt hệ thống cáp viễn thông trong nhà chung cư bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có được tiết lộ thông tin thuê bao viễn thông không?
Hỏi đáp pháp luật
Các doanh nghiệp viễn thông có những trách nhiệm gì trong việc thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp viễn thông
Nguyễn Tuấn Kiệt
433 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào